Ông Trudeau lên tiếng nói rằng người Canada đang 'sốc' vì bạo loạn chủng tộc ở Mỹ. Thủ tướng Trudeau nói rằng nhiều người Canada "sốc" khi theo dõi các cuộc bạo loạn liên quan chủng tộc ở Mỹ và Canada cũng phải đối mặt vấn đề này.
Hàng nghìn người biểu tình tụ tập bên ngoài nhà thi đấu Barclays Center ở Brooklyn, thành phố New York hôm 29/5, trong bối cảnh làn sóng biểu tình lan rộng khắp nước Mỹ sau vụ George Floyd, một người đàn ông da màu ở thành phố Minneapolis, thiệt mạng khi bị cảnh sát khống chế.
Đám đông tuần hành mang theo biểu ngữ "Tôi không thể thở" ở vùng hạ Manhattan, yêu cầu thông qua đạo luật cấm cảnh sát sử dụng chiến thuật khiến người bị bắt ngạt thở.
Một người biểu tình ở New York bị bắt hôm 29/5. Ảnh: Reuters.
Floyd, 46 tuổi, bị bốn cảnh sát khống chế hôm 25/5 do cáo buộc liên quan đến một vụ tiêu thụ tiền giả. Sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin ghì chặt đầu gối lên gáy Floyd trong hơn 9 phút, dù anh này liên tục cầu xin và nói "tôi không thể thở" rồi nằm bất động. Floyd sau đó chết tại bệnh viện.
Các cuộc biểu tình sau đó nổ ra ở thành phố Minneapolis do cơ quan công tố ban đầu chưa quyết định truy tố các cảnh sát liên quan, dù 4 người này đã bị sa thải. Hàng nghìn người tụ tập trên đường phố trong nhiều ngày liên tiếp, thậm chí đốt phá đồn cảnh sát nơi 4 sĩ quan làm việc.
Chauvin hôm 29/5 bị truy tố tội giết người cấp độ ba, vô tình gây ra cái chết cho người khác, và tội ngộ sát do bất cẩn. Ba cựu sĩ quan cảnh sát khác liên quan đến sự việc đang bị điều tra và có thể bị truy tố.
Trong cuộc biểu tình hôm qua ở New York, cảnh sát đã bắt hàng chục người, còng tay, đưa lên xe buýt trên đại lộ Atlantic, phong tỏa một con đường lớn, sau khi đám đông khạc nhổ và ném chai lọ vào lực lượng chức năng.
Tại Atlanta, thủ phủ bang Georgia, biểu tình trở nên hỗn loạn và có lúc bùng phát bạo lực. Một đám cháy bùng lên ở trung tâm Atlanta, gần trụ sở hãng truyền thông CNN. Ít nhất một xe cảnh sát bị đốt cháy. Cửa kính trụ sở tòa nhà CNN cùng nhiều cửa hàng bị đập vỡ. Cảnh sát đẩy lùi đám đông nhưng bị ném chai lọ vào người.
Bernice King, con gái út của biểu tượng dân quyền Martin Luther King Jr., kêu gọi mọi người về nhà sau khi hơn 1.000 người biểu tình diễu hành từ công viên thế kỷ Olympic tới thủ phủ bang, chặn đường cao tốc liên bang, gây ách tắc giao thông.
"Cách duy nhất để chúng ta đạt được điều mình muốn là hành động lý trí, không phải bạo lực", Bernice King nói tại quê nội. Luther King Jr. bị ám sát năm 1968, một năm sau khi các vụ bạo loạn chống phân biệt chủng tộc lan rộng trên nhiều thành phố lớn.
Người biểu tình đối mặt cảnh sát ở Louisville, Kentucky, hôm 29/5. Ảnh: AP.
Tại Detroit, thành phố lớn nhất bang Michigan, hàng trăm người đã tham gia "Biểu tình chống lại cảnh sát bạo lực" vào chiều tối qua ngoài trụ sở cảnh sát Detroit.
Họ hô vang khẩu hiệu "không công lý, không hòa bình". Một số người mang theo biểu ngữ "chấm dứt cảnh sát bạo lực" và "Tôi sẽ không ngừng hét lên tới khi mọi người đều được thở".
Denver, thủ phủ bang Colorado, chứng kiến ngày biểu tình thứ hai sau khi hàng trăm người tuần hành ôn hòa qua trung tâm thành phố đòi công lý cho Floyd. Tối 28/5, cảnh sát Denver đã bắn hơi cay và đạn cao su để giải tán đám đông sau khi hàng loạt ôtô đỗ trên đường bị phá hoại. 13 người đã bị bắt liên quan tới biểu tình.
Còn ở Houston, bang Texas, hàng trăm người tụ tập trong cuộc biểu tình do nhóm Black Lives Matter tổ chức tại Tòa Thị chính hôm 29/5. Đám đông tràn ra đường gần lối vào quốc lộ liên bang số 45, hô vang khẩu hiệu "Tôi không thể thở", "Không công lý, không hòa bình".
Sau một đêm bạo lực khiến ít nhất 7 người bị bắn ở Louisville, thành phố lớn nhất bang Kentucky, cảnh sát thành phố đang chuẩn bị đối phó nhiều cuộc biểu tình nữa dự kiến diễn ra sau vụ sát hại Floyd và một số vụ khác, bao gồm vụ Breonna Taylor bị cảnh sát bắn tại nhà riêng hồi tháng 3.
Tại nhiều thành phố khác như Los Angeles, San Francisco, Chicago, Des Moines hay Las Vegas, Minneapolis, biểu tình tiếp tục lan rộng.