Học giả Mỹ nói rằng, “nếu xảy ra xung đột với Mỹ, Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nhiều và không thể đạt được các mục tiêu quốc gia đề ra, cũng như xây dựng một sự đoàn kết dân tộc”, v́ vậy Trung Quốc muốn thắng Mỹ trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông, nhưng lại không muốn đối đầu quân sự.

Học giả Bonnie Glaser trong buổi hội thảo do ṭa Đại Sứ Mỹ tại Hà Nội tổ chức. (H́nh chụp từ màn h́nh TV)
Đó là câu trả lời của học giả Bonnie Glaser, khi nhật báo Người Việt đặt câu hỏi, “Liệu Trung Quốc và Mỹ sẽ đối đầu trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông, cùng lúc có những sự kiện liên quan đến Đài Loan và Hồng Kông?”
Bà Glaser là một chuyên gia về Trung Quốc, là cố vấn cao cấp đặc trách Châu Á và là giám đốc dự án “China Power Project” tại Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược (CSIS) ở Washington, DC.
Câu trả lời nêu trên được đưa ra trong buổi hội luận có tên “An Ninh Khu Vực và Biển Đông Trong Thời Đại COVID-19,” qua cầu truyền h́nh trực tiếp hôm Thứ Ba và Thứ Tư vừa qua.
Hai buổi truyền h́nh này, một qua Zoom cho các nhà báo và một qua trang Facebook của ṭa Đại Sứ Mỹ ở Hà Nội, được chiếu trực tiếp cho mọi người xem.
Bà Glaser nói tiếp: “Về phía Hoa Kỳ, Washington cũng không muốn có cuộc đối đầu với Bắc Kinh. Hoa Kỳ muốn giải quyết các tranh chấp và bất đồng với Trung Quốc một cách ḥa b́nh, qua đối thoại và thương thuyết.”
“Nếu xảy ra xung đột với Mỹ, Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nhiều và không thể đạt được các mục tiêu quốc gia đề ra, cũng như xây dựng một sự đoàn kết dân tộc,” bà Glaser nói tiếp. “Thành ra, Trung Quốc muốn thắng và không muốn đối đầu. Theo tôi nghĩ, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục sử dụng lực lượng tàu bè bán quân sự hoạt động trên Biển Đông để không khiêu khích Hoa Kỳ làm cho Washington phải sử dụng đến vũ lực.”
Điều này không có nghĩa là không thể có các vụ đụng độ một cách vô t́nh, vẫn theo học giả của CSIS.
Bà nêu ra trường hợp đụng độ hồi năm 2001 giữa một chiến đấu cơ của Trung Quốc và một máy bay do thám của Mỹ mà hậu quả là một phi công của Trung Quốc bị thiệt mạng.
“Thỉnh thoảng chúng ta cũng thấy các lực lượng của Trung Quốc đụng độ với các hoạt động của Hoa Kỳ, ví dụ như hồi Tháng Mười, 2018, có một khu trục hạm của Trung Quốc định đâm thẳng vào một khu trục hạm của Mỹ, làm cho chiếc tàu này phải né sang một bên,” bà Glaser giải thích tiếp.
Ngoài ra, Trung Quốc cố gắng không đụng độ với Hoa Kỳ, mà “từ từ” thực hiện các ư đồ của họ.
Bà nói: “Khi thấy t́nh h́nh lắng dịu, Bắc Kinh lại tranh thủ tiến tới. Tuy nhiên, khi thấy t́nh h́nh căng thẳng, không có lợi cho ḿnh, họ tự kiềm chế, và chờ thời cơ khác đến.”
Bà Glaser nói rằng, nếu có một vụ đụng độ xảy ra, chắc chắn sẽ có một cuộc khủng hoảng chính trị, nhưng bà “không tin căng thẳng giữa hai bên sẽ tăng” và “hai bên sẽ không để t́nh h́nh căng thẳng thêm.”
Chuyên gia của CSIS cũng cho rằng Trung Quốc đang lợi dụng các nước đối phó với đại dịch COVID-19 để khuấy động và bắt nạt các quốc gia trong khu vực, nhất là các nước có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh.
Trong thời gian qua, bắt đầu từ Tháng Ba, Trung Quốc và Hoa Kỳ gia tăng nhiều hoạt động ở Biển Đông.
Ban đầu, Mỹ đưa hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt vào thăm cảng Đà Nẵng của Việt Nam từ ngày 5 đến 9 Tháng Ba.
Sau đó, vào khoảng giữa Tháng Ba, máy bay Trung Quốc quấy nhiễu máy bay do thám của Mỹ ở Biển Đông ít nhất “chín lần,” theo ông Reed Werner, phó phụ tá bộ trưởng Bộ Quốc Pḥng Mỹ đặc trách Đông Nam Á, nói với Fox News hôm 20 Tháng Năm.
Ngoài ra, vẫn theo ông Werner, một tàu hộ tống của Trung Quốc áp sát khu trục hạm USS Mustin của Mỹ một cách “không chuyên nghiệp và không an toàn” mà không báo trước.
Điều đáng nói ở đây là sự việc xảy ra hồi Tháng Ba, nhưng măi đến Tháng Năm mới được phía Mỹ công bố.
Sau đó, tàu Hải Giám Trung Quốc đâm ch́m một tàu cá của ngư dân Việt Nam ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa.
Trung Quốc c̣n phái hạm đội Liêu Ninh xuống Biển Đông tập trận, tuyên bố thành lập hai đơn vị hành chánh ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, và cấm đánh bắt cá bắt đầu từ 1 Tháng Năm.
Cũng trong thời gian này, Trung Quốc đưa tàu khảo sát Hải Dương 8 vào vùng biển thuộc quyền khai thác kinh tế của Việt Nam, sau đó, đưa tàu này vào vùng biển Malaysia, gần nơi có giàn khoan West Capella đang khai thác dầu cho hăng Petronas của Malaysia.
Thế là Mỹ điều các tàu chiến Bunker Hill, America, Barry, Cesar Chavez, Montgomery, Gabrielle Giffords. Ngoài ra, Úc cũng điều chiến hạm Parramatta vào vùng này tập trận với các tàu Mỹ.
Cũng trong lúc này, Mỹ cho khu trục hạm USS Barry đi qua eo biển Đài Loan và cập sát quần đảo Hoàng Sa, do Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam từ năm 1974. Tại quần đảo Trường Sa, chiến hạm USS Bunker Hill đi vào gần các băi đá mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam năm 1988.
Trên bầu trời, vào ngày 30 Tháng Tư, Mỹ điều hai oanh tạc cơ tối tân B-1B bay từ tiểu bang South Dakota tới Biển Đông. Sau đó, vào ngày 26 Tháng Năm, Mỹ điều hai oanh tại cơ tương tự, bay từ Texas đến Biển Đông.
Mỹ cũng điều bảy tàu ngầm nguyên tử, bốn chiếc từ đảo Guam, ba chiếc từ Honolulu và San Diego, đi vào vùng Biển Đông.
Bà Glaser nhận định: “Mỹ không thể ngăn cản Trung Quốc bồi đắp các thực thể trên Biển Đông, nhưng Washington sẽ tiếp tục duy tŕ sự hiện diện để cho Bắc Kinh thấy Hoa Kỳ có quyền tự do hải hành trong vùng biển có đồng minh và đối tác của ḿnh, cũng như cho Trung Quốc thấy Mỹ có thể hiện diện bất cứ nơi đâu một cách nhanh chóng.”

Hoạt động của tàu Hải Dương 8 và các tàu Hải Giám Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp. (H́nh: CSIS)
Quy tắc ứng xử Biển Đông có cần thiết?
Tại buổi hội thảo, một câu hỏi được đặt ra là “bao giờ Trung Quốc và ASEAN hoàn tất bộ quy tắc ứng xử Biển Đông.”
Bà Glaser giải thích: “Tôi không tin là Trung Quốc muốn mau chóng hoàn tất việc này trong năm 2021, mà vấn đề có thể kéo sang tới năm 2022. Một lư do khách quan nữa là Việt Nam hiện đang là chủ tịch luân phiên ASEAN, và nhiều nước hy vọng Hà Nội sẽ đẩy mạnh việc này, nhưng v́ COVID-19 xảy ra, rất khó cho Việt Nam tổ chức hội nghị thượng đỉnh ASEAN và v́ thế rất khó để vận dụng về mặt ngoại giao để hoàn tất bộ quy tắc này.”
“Trong khi đó, các nước trong khối ASEAN vẫn chưa đồng thuận về việc này, cộng với sự trở ngại của COVID-19. Về phía Trung Quốc, chắc chắn họ sẽ không đồng ư để nước khác ngoài khu vực vào khai thác tài nguyên thiên nhiên. Hơn nữa, nếu các quốc gia ASEAN cảm thấy chủ quyền của họ không được bảo đảm, chưa chắc họ đồng ư,” diễn giả Bonnie Glaser nói thêm. “Thành ra, nếu không có một bộ quy tắc ứng xử xứng đáng, được cả mọi bên hài ḷng, vậy th́, thà không có c̣n hơn.”
Sử dụng tàu khảo sát để quấy rối các dự án ở Biển Đông
Theo bà Glaser, để quấy rối và ngăn cản các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên trong vùng “lưỡi ḅ chín đoạn” mà Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền chiếm khoảng 80% diện tích Biển Đông, Bắc Kinh sẽ tiếp tục sử dụng các tàu khảo sát, có tàu hải giám đi kèm.
“Khi thấy các quốc gia khác khai thác dầu hoặc khí đốt thiên nhiên, ngay cả trong vùng đặc quyền khai thác kinh tế của nước đó, Bắc Kinh thường dùng tàu khảo sát quấy rối, thứ nhất là để ngăn cản các vụ khai thác này, và thứ nh́ là để khẳng định chủ quyền bất hợp pháp của họ,” bà Glaser giải thích.
Bà cũng nêu ra trường hợp tàu Hải Dương 8 vào vùng biển gần băi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, suốt từ Tháng Bảy đến Tháng Mười năm 2019.
Tàu này có thể ở trong vùng cả tháng trời, rồi đến các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trong quần đảo Trường Sa để lấy nhiên liệu, rồi sau đó quay trở lại.
Ba đảo nhân tạo mà các tàu Trung Quốc thường vào là Mischief, Subi, và Fiery Cross, theo bà Glaser.
Mục tiêu bá quyền của Bắc Kinh
Bà Glaser cho biết, Bắc Kinh có hai mục tiêu lớn, do Chủ Tịch Tập Cận B́nh đưa ra ở Đại Hội Đảng lần thứ 19 hồi năm 2017, với hai cột mốc thời gian là năm 2035 và năm 2049.
Theo học giả Glaser, tới năm 2035, Trung Quốc muốn đạt mục tiêu trở thành nhà nước xă hội chủ nghĩa, trở thành quốc gia hàng đầu thế giới trong lănh vực đổi mới, gia tăng quyền lực “mềm,” và hoàn tất hiện đại hóa quân đội.
Tới năm 2049, kỷ niệm 100 năm thành lập Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa, tên chính thức của Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới muốn trở thành “một quốc gia xă hội chủ nghĩa hiện đại và mạnh mẽ,” có ảnh hưởng rất lớn trên trường quốc tế, và có quân đội hùng mạnh nhất thế giới. (Đ.D.)