Sao lại có chuyện châu Âu "quay lưng" với Mỹ, ngả về Trung Quốc? "Tội" thuộ về Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông đang khiến vị thế của Mỹ bị suy yếu trên trường quốc tế khi châu Âu – đồng minh thân cận lâu năm của xứ cờ hoa, đang ngày càng ngả về Trung Quốc, theo tờ Business Insider.
Một loạt các cuộc khảo sát, thăm ḍ dư luận gần đây cho thấy, t́nh cảm người châu Âu dành cho Mỹ đă suy giảm đáng kể, kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở lục địa già và Mỹ không có nhiều giúp đỡ.
Khảo sát được thực hiện bởi Business Insider mới đây cho thấy, 76% người Đức – quốc gia cầm trịch Liên minh châu Âu (EU) - nói rằng họ cảm thấy h́nh ảnh của Mỹ đang ngày càng xấu đi v́ đại dịch. Chỉ có 36% người Đức được hỏi cho biết họ không có thiện cảm với Trung Quốc.
Cuộc thăm ḍ dư luận tổ chức vào năm ngoái cho thấy, có 50% dân Đức nói cần ưu tiên duy tŕ quan hệ tốt đẹp với Mỹ, trong khi chỉ có 24% người nói rằng nên làm điều đó với Trung Quốc.
Tại Anh – quốc gia đă rời EU v́ nhiều bất đồng, chỉ có 13% số người được hỏi nói rằng Anh cần duy tŕ quan hệ chặt chẽ với Mỹ, 35% người nói rằng nên làm điều tương tự với châu Âu.
Trước dịch bệnh, chỉ có 6% người Anh được hỏi nói rằng họ muốn một quan hệ tốt đẹp với các nước châu Âu.
Chỉ 2% người Pháp được hỏi nói rằng Mỹ vẫn sẽ tiếp tục lănh đạo thế giới sau đại dịch.
Chủ tịch Trung Quốc xuất hiện trong cuộc họp thành viên WHO với cam kết chi 2 tỷ USD hỗ trợ thế giới chống Covid-19 (ảnh: Reuters)
Sự thay đổi về t́nh cảm, niềm tin của người châu Âu diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang đánh mất dần vị trí lănh đạo thế giới trong dịch Covid-19 và nhường chỗ cho sự thể hiện của Trung Quốc.
B́nh luận về việc tiêm chất khử trùng vào người có thể tiêu diệt được Covid-19 hay việc dùng thuốc chưa được chứng minh của ông Trump đă khiến nhiều người châu Âu nghi ngờ về khả năng xử lư dịch bệnh của Mỹ.
Một số thông tin cho rằng, ông Trump muốn sở hữu độc quyền vắc xin Covid-19 của Đức đă khiến nhiều nước châu Âu tỏ ra không hài ḷng. Những tranh căi về việc Mỹ trả giá cao, “nẫng” các lô hàng vật tư y tế của một số nước châu Âu cũng khiến dư luận bất b́nh.
Thực tế là châu Âu cũng đang phớt lờ những cảnh báo từ chính quyền của ông Trump về tham vọng của Trung Quốc.
Một loạt các quốc gia tại châu Âu đă hợp tác với công ty viễn thông Huawei của Trung Quốc để lắp đặt mạng 5G, bất chấp cảnh báo về nguy cơ an ninh mạng và hành động trừng phạt mới đây của Mỹ nhằm vào Huawei.
Đầu năm nay, Anh đă cho phép Huawei phát triển hệ thống 5G tại nước này. Nhiều quốc gia châu Âu khác cũng đang kư kết hợp đồng với Huawei, tỏ ư không quan tâm về một cuộc thương chiến mới giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trong dịch bệnh, Trung Quốc cũng thể hiện được ảnh hưởng của quốc gia này với châu Âu.
Theo Reuters, Trung Quốc đă gây áp lực, chặn báo cáo của EU cho rằng, Bắc Kinh đă lan truyền thông tin thất thiệt về Covid-19.
Trong khi chính quyền của ông Trump ra sức chỉ trích Trung Quốc, châu Âu không đưa ra bất cứ cáo buộc nào mà chỉ kêu gọi một đánh giá độc lập về dịch bệnh.
Ông Trump đang khiến Mỹ đánh mất vị thế lănh đạo toàn cầu trong dịch Covid-19, theo Business Insider (ảnh: AP)
Tại cuộc họp với 194 nước thành viên WHO, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă tham dự và cam kết sẽ chi 2 tỷ USD hỗ trợ cuộc chiến chống Covid-19 trên toàn thế giới.
Giới phân tích cho rằng, hành động của ông Tập như ngầm chứng minh vị trí dẫn dắt phản ứng đối với dịch bệnh toàn cầu, trong bối cảnh Mỹ vẫn đang vất vả chống dịch trong nước và tuyên bố ngừng tài trợ cho WHO.
Một số nước châu Âu, điển h́nh là Pháp đă bày tỏ sự không đồng t́nh khi ông Trump tuyên bố dừng tài trợ cho WHO. Pháp cho rằng, hiện tại không phải lúc thích hợp để Mỹ thực hiện hành động trên.
Theo Ngân hàng GP Bullhound, năm 2018, Trung Quốc đă bắt kịp Mỹ về đầu tư cho các công ty công nghệ tại châu Âu.
Công ty Huawei của Trung Quốc đă rót hơn 6 triệu USD vào Trung tâm công nghệ Imperial College (Anh). Đáng nói, các nhà khoa học tại Imperial College đóng vai tṛ quan trọng trong cố vấn cho chính phủ Anh về phản ứng với đại dịch.
Theo Business Insider, trong bối cảnh hiện nay, kinh tế toàn cầu nói chung và châu Âu nói riêng đều đang rơi vào suy thoái. Chính phủ các nước châu Âu đang ngày càng hướng về Trung Quốc để t́m kiếm vốn đầu tư, khôi phục sản xuất.
Dưới sự lănh đạo theo tinh thần “nước Mỹ trên hết” của ông Trump, Mỹ đă không có nhiều hỗ trợ cho thế giới trong đại dịch, đặc biệt là việc ngừng tài trợ cho WHO đă khiến Trung Quốc ngày càng có nhiều “đất diễn” hơn trong phản ứng với đại dịch toàn cầu.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể sẽ khiến Mỹ phải trả giá đắt, theo Business Insider.
VietBF@ sưu tầm.