Tổng thống Trump muốn 'cấm cửa' người từ Brazil. Ca nhiễm nCoV ở Brazil tăng kỷ lục lên gần 272.000, khiến Trump xem xét khả năng ra lệnh cấm đi lại với nước này.
"Tôi không muốn người khác đến đây và lây nhiễm cho người Mỹ. Tôi cũng không muốn ai tới đó bị bệnh. Chúng tôi giúp đỡ Brazil bằng máy thở. Brazil đang gặp một số rắc rối, không c̣n nghi ngờ ǵ nữa", Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 19/5 nói với các phóng viên ở Nhà Trắng.
Tổng thống Mỹ cho biết ông đang xem xét áp dụng lệnh cấm đi lại với Brazil, trong bối cảnh quốc gia Mỹ Latinh này đang chứng kiến số ca nhiễm nCoV tăng kỷ lục.
Bộ Y tế Brazil cùng ngày cho hay nước này ghi nhận thêm 17.408 ca nhiễm mới, nâng tổng số người nhiễm lên 271.628, khiến Brazil vượt Anh, trở thành vùng dịch lớn thứ tư thế giới, sau Mỹ, Nga và Tây Ban Nha. Số ca tử vong do nCoV ở Brazil cũng tăng kỷ lục 1.179 ca trong 24 giờ, nâng tổng số người thiệt mạng do dịch ở Brazil lên 17.971.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro muốn tăng cường sử dụng chloroquine vào điều trị nCoV. Trên thực tế, loại thuốc trị sốt rét này vẫn đang trong quá tŕnh thử nghiệm để xác định hiệu quả để điều trị nCoV, nhưng Bolsonaro hồi cuối tháng ba đăng một video trên Facebook, khẳng định chloroquine hiệu quả trong mọi trường hợp. Đoạn video sau đó đă bị gỡ v́ "thông tin sai lệch".
Nhân viên vận chuyển quan tài tại nghĩa trang ở Sao Paulo, Brazil, hôm 14/5. Ảnh: Reuters.
Chính quyền Tổng thống Bolsonaro vấp phải không ít chỉ trích v́ cách ứng phó Covid-19. Ông phản đối các biện pháp phong tỏa ngăn dịch lây lan v́ cho rằng chúng gây tổn hại kinh tế. Chỉ trong ṿng một tháng, hai bộ trưởng y tế nước này từ chức để phản đối Bolsonaro.
Bolsonaro cho hay quyền Bộ trưởng Y tế Eduardo Pazuello hôm nay sẽ ban hành các hướng dẫn mới về việc ứng dụng thuốc trị sốt rét chloroquine trong điều trị nCoV. Tổng thống Brazil nói thêm mẹ ông, 93 tuổi, luôn mang theo thuốc chloroquine pḥng lúc cần dùng.
Hơn 210 quốc gia, vùng lănh thổ đă xuất hiện Covid-19 sau khi dịch khởi phát vào tháng 12/2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc, khiến gần 5 triệu người nhiễm, 325.000 người tử vong. Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới với gần 1,6 triệu người nhiễm, hơn 93.000 người đă chết.