Căn cứ Hải quân Trung Quốc có vị trí chiến lược dường như đă sẵn sàng đón các tàu chiến lớn, thậm chí có thể là tàu sân bay. Nhưng một trong những điều đặc biệt của căn cứ này là một pháo đài thời hiện đại, trông như một thành lũy thời Trung cổ, mà Hải quân Trung Quốc đang xây dựng một chuỗi các căn cứ ở nước ngoài. Cho đến nay, căn cứ hải ngoại lớn nhất và xa nhất của họ là ở Djibouti trên vùng Sừng châu Phi.
Lối vào căn cứ của hải quân Trung Quốc ở Djibouti rất ṿng vèo (ảnh cắt từ video)
Và nó thực sự được thiết kế để có khả năng pḥng thủ cao ở quy mô hiếm thấy, ngay cả trong các khu vực thường xuyên chiến tranh. Việc xây dựng các bức tường thành bắt đầu vào đầu năm 2016, và đă hoàn thành cơ bản vào mùa xuân năm 2017.
Chuyên gia quân sự H.I Sutton mô tả trên Forbes: “Nếu tiếp cận bằng đường bộ, trước tiên bạn phải ṿng ra đường vành đai và đi qua một cổng ngoài kiểm soát tự động. Quay 90 độ, điều này luôn luôn tốt cho việc giảm tốc độ xe, sau đó bạn phải tiếp tục đi qua hai trạm kiểm soát phương tiện. Rồi mới tới cổng chính, có rào chắn xe và cửa bê tông lớn”.
Căn cứ có thiết kế như thành lũy ngày xưa
Nếu bạn cố gắng phá vỡ tuyến đường cho xe chạy được mô tả ở trên, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều lớp pḥng thủ. Đầu tiên là một hàng rào cao ngăn cách đường công cộng với đường vành đai riêng.
Sau đó, có một hàng rào cao khác với dây thép gai trước khi bạn leo lên một dốc cao đến bức tường bên ngoài. Rào chắn là những khung dây thép chứa đầy những bao cát khổng lồ. Chúng thường được các lực lượng phương Tây ở Afghanistan và Iraq sử dụng như những bức tường chính của các căn cứ kiên cố.
Bên trong rào chắn bằng tường cát là bức tường chính được xây dựng bằng bê tông. Nó có h́nh chữ nhật, nghĩa là có các ô vuông lên xuống quen thuộc như các lâu đài thời trung cổ. Ngoài ra c̣n có các lỗ châu mai. Và có những tháp quan sát trên các góc.
Không phải mọi phía của căn cứ đều được bảo vệ như nhau, nhưng có những lớp pḥng thủ đáng kể ở tất cả các bên. Ngay cả việc tiếp cận từ phía biển để vào căn cứ, người ta cũng sẽ phải vượt qua một loạt các hàng rào an ninh và vị trí bảo vệ. Bên trong căn cứ có thêm một vài vị trí pḥng thủ.
Một cuộc tấn công vào căn cứ sẽ vấp phải sự đáp trả của lực lượng thủy quân lục chiến đóng tại đó. Trong căn cứ có các loại chiến xa bọc thép, ví dụ xe chiến đấu bộ binh ZBD-09. Chúng được trang bị pháo tự động, tên lửa chống tăng và súng cỡ ṇng lớn.
Các quốc gia khác có các căn cứ quân sự ở Djibouti, chẳng hạn như căn cứ viễn chinh của Hải quân Mỹ mang tên Camp Lemonnier, cũng có hệ thống pḥng thủ như vậy. Kiểu pḥng thủ này sẽ không là ǵ nếu chống lại các đối thủ có tŕnh độ quân sự cao, vũ khí hiện đại. V́ vậy, có vẻ như trọng tâm là chống lại quân nổi dậy và các mối đe dọa công nghệ thấp tại địa phương.
Trung Quốc chưa có kinh nghiệm đối phó khi các căn cứ của ḿnh bị tấn công theo cách mà các lực lượng phương Tây có ở Afghanistan và Iraq. Nhưng họ có thể đă học được. Tuy nhiên, thật khó để không nh́n thấy những kiểu pḥng thủ này na ná kiểu pḥng thủ pháo đài ở thời Trung Quốc cổ đại và tất nhiên là có nét giống Vạn Lư Trường Thành.