Đài Loan nói không được mời dự cuộc họp của WHO "do áp lực từ Trung Quốc", bất chấp những nỗ lực vận động hành lang của ḥn đảo.
"Bất chấp tất cả những nỗ lực của chúng tôi và mức độ ủng hộ quốc tế chưa từng có, Đài Loan không nhận được lời mời tham dự", người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Joseph Wu nói với các phóng viên ở Đài Bắc hôm nay. "Cơ quan ngoại giao vô cùng lấy làm tiếc và rất bất măn v́ Ban Thư kư Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đă chịu áp lực từ Trung Quốc và coi thường 23 triệu người dân Đài Loan".
Đài Loan từng là quan sát viên của Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA), cơ quan ra quyết sách của WHO, từ năm 2009, khi quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan ấm lên. Tuy nhiên, Trung Quốc đă ngăn Đài Loan tiếp tục vai tṛ này tại WHO từ năm 2016, sau khi bà Thái Anh Văn, người từ chối công nhận chính sách "Một Trung Quốc", được bầu làm lănh đạo ḥn đảo. Đài Loan nói rằng Trung Quốc và WHO có "mục đích chính trị" khi loại ḥn đảo khỏi những cuộc họp quan trọng của tổ chức.
Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Joseph Wu trả lời phỏng vấn ở Đài Bắc năm ngoái. Ảnh: Reuters.
Đài Loan gần đây tích cực vận động hành lang để dự cuộc họp của WHA diễn ra hôm nay, nói rằng họ muốn chia sẻ với thế giới kinh nghiệm thành công trong chống dịch bệnh. Đảo Đài Loan chỉ ghi nhận 440 ca nhiễm và 7 ca tử vong, dù gần gũi về vị trí địa lư và thương mại với Trung Quốc, nhờ phát hiện và pḥng ngừa sớm.
Nỗ lực vận động tham gia WHA với tư cách quan sát viên của Đài Loan nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ. Tuy nhiên Trung Quốc, vốn luôn xem ḥn đảo là một phần lănh thổ và không có quyền tham dự các cơ quan quốc tế như một quốc gia có chủ quyền, đă phản đối mạnh mẽ.
Ông Wu cho biết Đài Loan đă đồng ư vấn đề tham gia của họ sẽ được hoăn đến cuối năm nay, do đó cuộc họp rút ngắn có thể tập trung vào Covid-19.
"Có thể hiểu được các quốc gia muốn sử dụng thời gian có hạn để tập trung vào cách ngăn chặn đại dịch. V́ lư do này, các quốc gia cùng chí hướng và các đồng minh ngoại giao đă đề nghị rằng đề xuất này sẽ được đưa ra vào cuối năm nay, khi các cuộc họp được tiến hành b́nh thường để đảm bảo thảo luận đầy đủ và cởi mở", ông Wu nói thêm. "Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, chúng tôi đă chấp nhận đề xuất này".
VietBF @ Sưu tầm