05/16/20
Mùa xuân về, nhưng lại mang về nhiều đau thương mất mát cho năm 2020 trên toàn thế giới
Hôm qua thấy trên báo Ouest-france một bài xă luận về các dự báo về hậu quả để lại cho thế giới sau trận đại dịch càng quét mà hiện nay đă có hơn 302418 người qua đời (15/05), những viễn ảnh sau đại dịch, có vẻ c̣n đen tối cho toàn cầu hơn cả chính con virus
Trước tiên là sự cạnh tranh khốc liệt Americano-European về một vaccin trong tương lai mà theo bà Von Der Leyen, President của Europe th́ bằng mọi giá, Âu châu phải nắm lại các bằng sáng chế của các công ty dược của Âu châu và thuốc phải được bào chế từ Âu châu, bởi đó là một nguyên tắc khá dễ hiểu là Âu châu họ đặc ra tiêu chuẩn là vaccin chống Covid-19 phải là tài sản chung của nhân loại và người Mỹ th́ ngược lại, họ xem như là một sản phẩm có chủ quyền sáng chế để bán ra thị trường, nhất là dưới thời ông Tổng thống Trump và thuyết American first của ông ấy.
Nếu người Mỹ mà nắm được vaccin đầu tiên và nếu chỉ dành riêng cho nước Mỹ hoặc cho những ai có đủ tiền mua, nhưng chưa chắc Mỹ sẽ bán nếu không thuận thảo về chính trị, có thể xem như một vũ khí mới để áp chế các nước nhỏ, một đại họa khác cho nhân loại.
Mới chỉ hôm qua thôi (15/05), một công ty dược Pháp, Sanofi đă tuyên bố sẽ có những ưu tiên cho thị trường Mỹ nếu họ có vaccin trước và vài tuần trước đó th́ công ty khác của Đức Curvac cũng hăm dọa sẽ sản xuất vaccin tại Mỹ và họ đă thành công để ṿi thêm tiền trợ cấp của Âu châu đến cả 120 triệu euros giai đoạn đầu, thêm 1 tỷ euros để sản xuất tại Âu châu.
Tôi nghĩ Sanofi sẽ không thành công như Curvac để ṿi thêm được trợ cấp quá dễ dàng của Âu châu
Căng thẳng giữa hai đại cường Mỹ-China càng lúc càng leo thang, nhất là trong mùa tranh cử tại Mỹ, mọi chỉ trích, mọi tư tưởng hay phát biểu bài Trung đều tạo ra một cơn băo dư luận thuận lợi cho việc ứng cử nhiệm kỳ hai của vị TT đương nhiệm.
Các cuộc leo thang căng thẳng Mỹ Trung, cho dù hiện nay chỉ giới hạn ở t́nh trạng khẩu chiến về việc t́m kiếm nguồn gốc Covid-19 hay các xung đột quyền lợi khác như thị trường stock, ảnh hưởng về áp chế các tổ chức thế giới WHO, FDO hay t́nh trạng các du học sinh China tại Mỹ và rồi sẽ dừng lại và chấm dứt vào ngày 03/11 là ngày bầu cử tại Mỹ, bởi sau ngày đó, chúng sẽ không c̣n lư do để tiếp tục hiện hữu cho dù ai đắc cử Cộng Hoà hay Dân chủ, vị TT mới đắc cử / tái đắc cử sẽ không thể tiếp tục gây hấn với một thị trường tốt nhất cho nông sản thặng dư tại Mỹ là China.
Qua đó, chúng ta thấy có rất nhiều người của cộng đồng Việt, nuôi hoài bảo (utopia)và họ sẵn sàng lao vào một cuộc chiến sống c̣n trong cộng đồng Việt rằng ông Trump tái đắc cử sẽ ra sức trong nhiệm kỳ hai để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản Tầu.
Như đă nói, đó chỉ là Utopia thôi (ảo vọng) bởi hơn bao giờ hết, nước Mỹ sau đại dịch và suy thoái kinh tế, họ cần một thị trường lớn, đó chính là trung cộng
Âu châu sẽ vất vả hơn và t́m cách tách rời, đứng ngoài cuộc khẩu chiến giữa hai đại cường Mỹ - China xâu xé nhau như hiện nay, mọi quyết định sai lầm của Âu châu trong lúc này sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế quá suy sụp của họ qua mùa đại dịch.
Sự phục hồi kinh tế của Âu châu tuỳ thuộc không những vào sự liên kết với cả hai đại cường kinh tế mà c̣n vào sự đồng thuận và ổn định giữa các nước cộng đồng chung Âu châu với nhau, khg ít th́ nhiều cũng bị chia rẻ, tỵ hiềm nhau trầm trọng trong mùa dịch về việc đóng mở cửa biên giới giữa 28 nước và các chính sách chung để chống dịch, cũng như việc cứu trợ lẫn nhau.
Cũng có vài kết quả tốt và thành công nhưng chỉ trên giấy tờ tại Bruxelles mà thôi. Sự thật tại chỗ th́ họ vẫn hành xử theo thói quen, ai ăn nấy no, ai khéo co th́ ấm
Nếu xếp hạng về tổn thất nhân mạng mùa đại dịch th́ Âu châu 28 nước, bị nặng nề nhất nếu ta cộng chung các nước lại, nhưng chỉ Ư+ Spain + Pháp+ Anh quốc là đă ngoài 120 ngàn người thiệt mạng, tổn thất rất nặng về suy thoái kinh tế vượt ngoài 7% PIB nhưng về lượng người thất nghiệp có vẻ như khiêm tốn hơn bên kia đại dương
Mỹ cũng bị tổn thất nặng về con số tử vong hơn 85000 người (15/05) và lượng người thất nghiệp ước lượng khoảng 36,5 triệu người, liệu kinh tế có thể phục hồi dễ dàng hay không c̣n tuỳ thuộc vai tṛ và chính sách điều hành của ông chủ mới của nhà trắng vào tháng 11, rất có thể sẽ lại là ông Trump
Paramita Thanh Do