05/15/20
How “truth decay” is harming America’s coronavirus recovery
Americans can’t agree on basic facts. It’s a big threat to coronavirus recovery.
By Alex Ward@AlexWardVoxalex .ward@vox.com May 14, 2020,
https://www.vox.com/2020/5/14/212576...uth-decay-rand
Lược dịch: Lê Minh Nguyên,
Cuộc tṛ chuyện giữa Alex Ward và Jennifer Kavanagh, của RAND Corp
Người Mỹ không thể đồng ư với nhau về các sự kiện (facts) cơ bản. Đó là mối đe dọa lớn đối với sự phục hồi do virus corona gây ra.
Từ cuộc thăm ḍ ư kiến này cho đến cuộc thăm ḍ ư kiến khác, cho thấy đảng Cộng ḥa và Dân chủ đang ứng phó với cuộc khủng hoảng virus corona theo những cách hoàn toàn khác nhau.
Một ví dụ như, từ cuộc thăm ḍ của ABC News và Ipsos tuần trước, cho thấy 65% đảng Cộng ḥa muốn nền kinh tế Mỹ mở cửa trở lại ngay bây giờ, trong khi chỉ có 6% đảng Dân chủ muốn thế. Và thái độ của họ, từ việc mua thực phẩm dự trữ cho đến việc đeo khẩu trang, dường như rơi vào đường ranh của đảng phái.
Làm thế nào mà người Mỹ lại bị phân cực dọc theo lằn ranh đảng phái ngay cả trên một thứ phi chính trị (apolitical) như virus?
Một lư do lớn mà Jennifer Kavanagh, một nhà khoa học chính trị cao cấp tại Rand Corp, gọi là “Sự Thật Bị Hư Thối”. Nói một cách đơn giản, người Mỹ không c̣n dựa vào facts và data nhiều như họ lẽ ra nên làm. Đó là một vấn đề dă từng xảy ra, nhưng nó lại đặc biệt xảy ra ngay trong lúc đại dịch, khi mọi người cần thông tin tốt nhất, đáng tin cậy nhất để giữ an toàn.
Cô Jennifer nói rằng, cho đến nay, cuộc khủng hoảng virus corona “đă xảy ra nhưng không có sự đồng ḷng mà chúng ta có thể mong đợi như trong cuộc Đại khủng hoảng hay Thế chiến II”, một phần lớn bởi v́ “các nhóm khác nhau của xă hội đă bị ảnh hưởng khác nhau”.
Tuy nhiên, cô vẫn hy vọng rằng một ngày nào đó, “Sự Thật Bị Hư Thối” này của Mỹ sẽ được cải thiện: “Tôi không biết nó sẽ như thế nào, nhưng tôi vẫn hy vọng”.
Theo cô, “Sự Thật Bị Hư Thối” bao gồm 4 xu hướng, mỗi xu hướng có liên quan đến những ǵ chúng ta hiện đang trải qua.
Đầu tiên là hiện tượng gia tăng sự bất đồng về facts và data. Một ví dụ trong bối cảnh này là sự bất đồng về sự an toàn của vaccine và liệu mọi người sẽ sử dụng nó sau khi được chế tạo và phân phối.
Xu hướng thứ hai là hiện tượng gia tăng sự mờ nhạt của lằn ranh giữa fact và ư kiến (opinion). Điều này được gây ra rất nhiều do bởi các b́nh luận trên các truyền thông cáp hoặc truyền thông xă hội, nơi mà các facts và opinion được trộn lẫn với nhau và làm cho nó thực sự khó khăn để người ta xác định được những ǵ là fact và những ǵ là ư kiến hay phân tích (opinion or analysis).
Xu hướng thứ ba là sự gia tăng khối lượng opinion/ư kiến so với fact/thực tế. Bạn đang thấy nhiều ư kiến hơn ở ngoài đời. Nếu bạn muốn t́m kiếm sự thật, bạn phải khá vất vả để đào đường xuyên qua tất cả những b́nh luận đó trước khi bạn thật sự có thể t́m thấy những sự thật nguyên h́nh mà bạn đang muốn t́m kiếm.
Cuối cùng, là sự suy giảm niềm tin vào các định chế chuyên cung cấp thông tin. Chúng ta hiện đang trải nghiệm điều này từ chính quyền và từ giới truyền thông.
Gộp lại với nhau, nó làm cho mọi người không chắc chắn cái nào là đúng và cái nào là không đúng, và họ cũng không biết nơi nào để t́m thông tin đúng mà họ đang muốn t́m kiếm.
Sự phục hồi kinh tế phụ thuộc vào việc người dân tin rằng vấn đề sức khỏe cộng đồng đă được giải quyết. Tuy nhiên, nếu niềm tin đó vẫn c̣n thấp, th́ bất cứ ai ở Nhà Trắng cũng sẽ thật sự, thật sự bị thách thức về việc làm cho nền kinh tế đó được khởi động lại.
Một trong những điều có thể khiến cho mọi người trở về với sự thật và sự chuyên môn y tế là sự nhận thức được các hậu quả, đặc biệt là bị mắc bệnh hoặc bị suy sụp kinh tế. Nó có thể sẽ khẳng định lại cho những người đang nghi ngờ là sự thật mới là yếu tố quyết định.
Nhưng nó phải có cả hai thành phần, từ dưới của người dân đi lên và từ trên của chính quyền đi xuống. Chính quyền phải có vai tṛ cung cấp cho chúng ta những thông tin nhất quán và rơ ràng.
Trả lời câu hỏi của người phỏng vấn (Alex Ward) nghi ngờ rằng cho tới thời điểm này những sự thật đến từ phía trên và nỗ lực thêm nữa từ phía dưới để t́m sự thật vẫn chưa có đủ. Trong khi hàng chục ngàn người Mỹ đă chết, hàng triệu người Mỹ đă bị bệnh, nhưng dường như chưa có sự thay đổi nào. Mỹ vẫn chưa vươn lên dù đang trong thời điểm này? Ông Alex không biết ḿnh có sai hay không khi cảm thấy bi quan rằng đại dịch virus corona – một trong những thời điểm khắc nghiệt nhất của lịch sử hiện đại – nó có đủ để đưa Hoa Kỳ đi đúng hướng?
Cô Jennifer cho rằng, Alex không sai, cô không nghĩ rằng Alex đă sai khi lo lắng hay hoài nghi. Nỗi sợ hăi dai dẳng của cô là để đảo ngược lại cái “sự thật bị hư thối” đó th́ cần phải có một thảm họa. Điều mà cô không biết là thảm họa này sẽ nghiêm trọng đến mức nào, nhưng cô cho rằng nó có vẻ như là đă quá đủ.
Alex hỏi, có lẽ chúng ta cần thêm thời gian phải không? Jennifer cho rằng có lẽ như vậy. Có lẽ chúng ta cần phải đứng bên ngoài nh́n vào những ǵ đă xảy ra. Có lẽ sẽ phải chờ đợi – trong t́nh trạng lấp lửng này – hơn một năm không có vaccine để thay đổi suy nghĩ của mọi người.
Alex hỏi có phải Mỹ đang có vấn đề về sự thật không? Và nếu vậy, đó có phải là một vấn đề nhỏ bên lề xă hội hay là một thất bại ở tầm quốc gia mà chúng ta đang phải trải qua?
Jennifer Kavanagh cho rằng, nó ở tầm quốc gia v́ nó đă làm chảy máu, trên cơ bản, mọi vấn đề lớn mà chúng ta gặp phải, cho dù đó là chăm sóc sức khỏe, nhập cư, thất nghiệp, hay nghèo đói và vô gia cư. Tất cả những vấn đề này đ̣i hỏi facts và data để xử lư, và tất cả đều là các vấn đề khó khăn phải mất từ hơn 2 hoặc 4 năm để giải quyết. Nếu chúng ta không đồng ư trên các facts cơ bản của vấn đề, chúng ta sẽ không bao giờ có thể đưa ra được một giải pháp bền vững để thật sự vượt qua những thách thức này.
V́ vậy, theo cô, đây là thất bại quốc gia v́ nó ngăn cản chúng ta tiến lên trong những vấn đề lớn mà đất nước chúng ta cần phải đối mặt nếu chúng ta muốn tiếp tục là một quốc gia thịnh vượng và duy tŕ vị thế của chúng ta có trên thế giới.
LMN
TD