Bộ Tư pháp Mỹ đang nhắm tới hàng loạt giáo sư bị cáo buộc nói dối về nguồn tài trợ từ Trung Quốc. Đây là diễn biến mới nhất trong chiến dịch làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc đến giới học thuật Mỹ.
Giáo sư Simon Ang bị bắt giữ v́ cáo buộc gian lận tài chính (Ảnh: Fox)
Theo NYT, Giáo sư Simon Ang, 63 tuổi, Giám đốc điều hành Trung tâm Điện tử mật độ cao (HDEC) tại Đại học Arkansas, Mỹ đă bị bắt giữ cuối tuần trước và bị buộc tội vào hôm qua 11/5 với tội danh gian lận tài chính.
Giáo sư Ang đă cộng tác và nhận nguồn tài trợ từ các công ty Trung Quốc và chương tŕnh "Hàng ngh́n nhân tài" của Bắc Kinh, vốn trao học bổng cho các nhà khoa học để thúc đẩy mối quan hệ của họ với chính phủ Trung Quốc. Theo các tài liệu từ ṭa án, giáo sư Ang đă cảnh báo các đồng nghiệp phải giữ kín mối quan hệ của ông với chương tŕnh trên.
Trung tâm HDEC do ông Ang điều hành có nhiệm vụ tạo ra các công nghệ sử dụng tại các trạm vũ trụ quốc tế. Việc giữ bí mật về các hỗ trợ tài chính đến từ Trung Quốc giúp ông Simon tiếp tục giành được các khoản tài trợ từ các cơ quan của chính phủ Mỹ, như NASA. Trong khi đó, theo quy định, nếu các dự án đă được nhận tài trợ từ Trung Quốc th́ không c̣n nằm trong diện được nhận hỗ trợ của chính phủ Mỹ.
Tài liệu ṭa án cho biết, Giáo sư Ang đă t́m cách nhận hơn 5 triệu USD tài trợ từ chính phủ Mỹ trong 7 năm qua mà không thông báo với Đại học Arkansas về việc ông làm việc cho các trường đại học và các công ty kỹ thuật điện tử của Trung Quốc.
Hiệu trưởng Đại học Arkansas Todd Shields cho biết ông Ang cũng đang tham gia vào các nghiên cứu về an ninh mạng lưới điện. Ông Shields cũng nói thêm rằng trường đă được yêu cầu khai báo với chính quyền liên bang về việc các giáo sư di chuyển tới Trung Quốc trong vài tháng gần đây, nhưng không rơ cơ quan nào đă đưa ra yêu cầu trên.
Cũng vào cuối tuần trước, Tiến sỹ Xiao-Jiang Li, cựu giáo sư trường Đại học Emory ở Atlanta, Mỹ đă nhận phán quyết với tội danh khai thuế sai, che giấu khoản tài trợ 500.000 USD ông đă nhận được từ chương tŕnh Ngh́n nhân tài của Trung Quốc. Giáo sư Li nhận một năm án treo và phải trả 35.089 USD bồi thường.
Ông Li, 63 tuổi, đă tham gia chương tŕnh Ngh́n nhân tài từ cuối năm 2011 khi giảng dạy tại Đại học Emory. Khi nghiên cứu về bệnh Huntington, ông bí mật được nhận 500.000 USD để cộng tác với các nhà khoa học tại Đại học Jinan, Trung Quốc cũng đang tiến hành các nghiên cứu tương tự.
Mỹ siết các hợp tác với Trung Quốc
Việc Bộ Tư pháp Mỹ nỗ lực hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc lên các trường đại học Mỹ là một phần trong chiến dịch cứng rắn với Bắc Kinh của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Trong khi nhiều người có thể cho rằng lợi ích của giới học thuật tách biệt với kinh tế hay quân sự, chính phủ Trung Quốc đă t́m đến cả lĩnh vực này để tăng sức ảnh hưởng toàn cầu. Bắc Kinh đă tăng cường sử dụng các khoản hỗ trợ tương tự để tuyển dụng các giáo sư, nhà nghiên cứu có quyền tiếp cận trực tiếp với các thông tin khoa học, và đôi khi cả các giấy phép an ninh, để làm việc với các nhà khoa học Trung Quốc.
“Bộ Tư pháp giữ góc nh́n cảnh giác với các chương tŕnh như Ngh́n nhân tài vốn đang tuyển dụng các giáo sư và nhà nghiên cứu tới làm việc cho Trung Quốc”, trưởng bộ phận an ninh quốc gia của Bộ Tư pháp Mỹ John C. Demers tuyên bố.
Để đối phó, Cục điều tra liên bang FBI và Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ mới đây đă bắt đầu rà soát các trường đại học để t́m kiếm các học giả đang thu thập thông tin t́nh báo thực tế cho Trung Quốc.
Hồi đầu năm nay, Bộ Tư pháp Mỹ đă cáo buộc Giáo sư Charles M. Lieber, Trưởng khoa hóa học của Đại học Harvard, nói dối về mối ràng buộc tài chính của ông với chính phủ Trung Quốc, và không công khai việc ông có tham gia vào chương tŕnh Ngh́n nhân tài. Bộ giáo dục Mỹ cho biết đang điều tra Đại học Harvard và Yale v́ không công khai ít nhất 375 triệu USD từ Trung Quốc, Nga, Iran và các nước khác.
Năm ngoái, FBI đă bắt giữ Zaosong Zheng, nhà nghiên cứu được Đại học Harvard tài trợ thị thực, và cáo buộc ông này đang chuẩn bị buôn lậu trái phép tế bào ung thư từ Mỹ sang Trung Quốc để nghiên cứu.
VietBF@sưu tập