Theo giới phân tích quốc tế, mục đích của việc Nga tăng cường phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật vừa để ứng phó với sự bao vây quân sự của NATO tại châu Âu (khiến thu hẹp không gian ảnh hưởng của Nga); vừa tạo dựng môi trường chiến lược có lợi cục bộ. Hiện nay, Quân đội Nga đặc biệt chú trọng tới việc phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật, muốn biến chúng trở thành lực lượng răn đe, khiến Mỹ và phương Tây phải "dè chừng"
Trong các cuộc họp cấp cao và diễn đàn quốc tế, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga luôn tuân thủ thực hiện các thỏa thuận kiểm soát vũ khí chiến lược mới với Mỹ. Song thực tế, Moscow vẫn âm thầm phát triển các lực lượng hạt nhân.
Điều này được lư giải v́ các nước thành viên liên minh quân sự NATO (đứng đầu là Mỹ) liên tục triển khai các vũ khí hạt nhân tại châu Âu, sẽ đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia của Nga.
Trang mạng phân tích Strator có trụ sở tại Mỹ mới đây đăng tải báo cáo phân tích, Nga đang nỗ lực phát triển tiềm lực sức mạnh hạt nhân, nhất là các vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Theo đó, Strator dự báo đến năm 2026, Nga sẽ có trong tay lực lượng hạt nhân khoảng 8.000 đầu đạn, trong đó gồm nhiều loại đầu đạn hạt nhân cỡ lớn, hàng ngh́n đầu đạn hạt nhân với đương lượng nổ thấp và rất thấp.
Những đầu đạn hạt nhân chiến thuật cỡ nhỏ này sẽ được bố trí trên tên lửa hành tŕnh tầm trung và tầm ngắn kiểu mới như tên lửa hành tŕnh như 9M729 Novator và Kalibr. Đáng chú ư, hiện Nga rất chú trọng phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật, muốn biến chúng trở thành lực lượng răn đe, khiến Mỹ và phương Tây phải "dè chừng".
Việc Nga đưa vào trang bị tên lửa hành tŕnh 9M729 Novator là nguyên nhân chính khiến Mỹ quyết tâm rút khỏi hiệp ước INF. Ảnh: RT.
Sức mạnh đáng kinh ngạc của lực lượng hạt nhân chiến thuật Nga
Bộ Quốc pḥng Nga định nghĩa, vũ khí hạt nhân chiến thuật là hệ thống phóng đạn hạt nhân với uy lực tương đối thấp và tầm bắn ngắn cùng với hệ thống vũ khí, bao gồm hệ thống chỉ huy kiểm soát thông tin tương ứng, chủ yếu dùng cho các mục tiêu quan trọng trong các chiến dịch tấn công kẻ địch hoặc đi sâu về chiến thuật.
Trong điều kiện b́nh thường, đương lượng nổ của đầu đạn hạt nhân trong vũ khí hạt nhân chiến thuật ở khoảng vài chục tấn đến vài trăm ngh́n tấn thuốc nổ TNT (trinitrotoluen), với tầm bắn khoảng vài chục đến vài trăm km.
Tuy sức sát thương không bằng vũ khí hạt nhân chiến lược, song có ưu thế vận dụng mức độ tấn công chuẩn xác cao, loại h́nh vũ khí đa dạng và hiệu quả sát thương "có thể kiểm soát".
V́ vậy, Nga cho rằng, cơ chế ngăn chặn hạt nhân kép được tạo ra bởi lực lượng hạt nhân chiến lược và lực lượng hạt nhân phi chiến lược (lực lượng hạt nhân chiến thuật) có thể nâng cao hệ số an toàn quân sự của Nga và gia tăng khả năng ngăn chặn xâm lược giai đoạn đầu.
Đồng thời, sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trong hoạt động quân sự có thể xóa bỏ ưu thế của kẻ địch trong phương hướng "chiến dịch đơn lẻ", vừa không đến mức vượt quá giới hạn sử dụng lực lượng hạt nhân chiến lược, do vậy coi lực lượng hạt nhân chiến lược là vũ khí ngăn chặn hạt nhân trên cấp độ "chiến dịch".
Về phân loại, Nga xếp vũ khí hạt nhân có khoảng cách tác chiến dưới 500 km là vũ khí hạt nhân chiến thuật. Trong gần 30 năm sau khi Liên Xô sụp đổ, xuất phát từ thực lực quốc gia và sức mạnh quân sự có dấu hiệu suy yếu, Nga đă nâng cao mức độ phụ thuộc vào vũ khí hạt nhân.
Đặc biệt, trong "Học thuyết quân sự" năm 1993, Nga từ bỏ cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân, coi vũ khí hạt nhân là biện pháp răn đe tấn công vũ khí thông thường, tấn công hạt nhân đối với phương Tây.
9K720 Iskander, vũ khí răn đe hạt nhân chiến thuật đáng sợ nhất của Nga. Ảnh: The National Interest.
Trong đó, lực lượng hạt nhân chiến thuật có ưu thế vận dụng linh hoạt hơn so với lực lượng hạt nhân chiến lược. Hiện Nga sở hữu hơn 2.000 đầu đạn hạt nhân chiến thuật do Lục quân, Không quân, Hải quân và các lực lượng pḥng vệ khác quản lư.
Trong lực lượng Lục quân, bố trí nhiều loại tên lửa đạn đạo chiến thuật như OTR-21 Tochka, 9K720 Iskander với khoảng 170 đầu đạn hạt nhân chiến thuật.
Trong đó, tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander là hệ thống vũ khí đạn đạo chiến thuật cơ động trên bộ, hiện cái được trang bị là số hiệu tên lửa đạn đạo, trong tương lai c̣n có số hiệu tên lửa hành tŕnh, dự kiến sẽ đưa vào biên chế ít nhất 10 Lữ đoàn tên lửa loại này.
Trong lực lượng Không quân, bố trí 730 đầu đạn hạt nhân chiến thuật, chủ yếu lắp trên tên lửa hành tŕnh Raduga Kh-22 và được vận chuyển phóng đi bằng các máy bay ném bom tầm trung Tu-22M3 "Backfire", tiêm kích bom Su-24M "Fencer" và Su-34 "Fullback".
Trong lực lượng Hải quân, bố trí hơn 730 đầu đạn hạt nhân chiến thuật, chủ yếu lắp trên tên lửa hành tŕnh, vũ khí chống tàu ngầm, tên lửa pḥng không, ngư lôi và bom phá tàu ngầm, bệ phóng điển h́nh là tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen; có thể phóng tên lửa chống ngầm và tên lửa hành tŕnh có lắp dầu đạn hạt nhân, dự kiến sẽ trang bị 8-10 đầu đạn.
Ngoài ra, Bộ Quốc pḥng Nga c̣n sở hữu 430 đầu đạn hạt nhân chiến thuật được bố trí trong lực lượng pḥng không, pḥng thủ tên lửa đạn đạo, pḥng thủ bờ biển.
Cân bằng sức mạnh với Mỹ
Theo giới phân tích quốc tế, mục đích của việc Nga tăng cường phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật vừa để ứng phó với sự bao vây quân sự của NATO tại châu Âu (khiến thu hẹp không gian ảnh hưởng của Nga); vừa tạo dựng môi trường chiến lược có lợi cục bộ.
Thứ nhất, tăng cường triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật là biện pháp "cân bằng" để Nga ứng phó với sự bao vây quân sự bằng vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường của NATO.
Theo một số nguồn tin, Mỹ đang sở hữu khoảng 760 vũ khí hạt nhân chiến thuật, trong đó bố trí tại 6 căn cứ Không quân ở 5 nước châu Âu (Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ), khoảng 200 quả bom hạt nhân chiến thuật B61-3/4.
Việc NATO liên tục mở rộng vùng an ninh về phía đông là một trong những nguyên nhân buộc Nga phải tăng cường lực lượng hạt nhân chiến thuật. Ảnh: China Daily.
Trang tin quân sự Rosinform của Nga từng đăng bài viết cho biết lập trường của nước này trong vấn đề tăng cường vũ khí hạt nhân chiến thuật là v́ Mỹ, một mặt duy tŕ vũ khí hạt nhân chiến thuật ở các khu vực trên, mặt khác c̣n thiết lập hệ thống chống tên lửa đạn đạo Lục quân và Hải quân hiện đại.
Hành động này chứng tỏ Mỹ không từ bỏ tham vọng gia tăng hiện diện quân sự ở tuyến đầu, tiến sát biên giới với Nga.
Do vậy, việc Nga bố trí lữ đoàn tên lửa Iskander ở khu vực quân sự phía Tây và khu vực quân sự phía Nam và cả ở bán đảo Crime chính là biện pháp ngăn chặn từ xa, nhằm ứng phó với ṿng "bao vây", kiềm tỏa từ hệ thống pḥng thủ tên lửa mà Mỹ/NATO liên tục mở rộng trong suốt thời gian qua.
Thứ hai, tăng cường bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật cũng là phương thức quan trọng để Nga chủ động phát huy vai tṛ răn đe chiến lược trong các vấn đề quốc tế.
Mặc dù về mặt triển khai, sử dụng lực lượng quân sự và vũ khí thông thường, Nga và phương Tây tồn tại khoảng cách không nhỏ, điều này ở chừng mực nào đó đă ảnh hưởng đến quyền phát ngôn của Nga trên vũ đài quốc tế.
Nhưng vai tṛ then chốt của Nga trong các vấn đề quốc tế quan trọng thể hiện ở sự hiện diện của vũ khí hạt nhân chiến thuật lại bù đắp và cải thiện rất lớn thiếu sót này, điều này được thể hiện rơ nét trong sự kiện Crimea.
Chính phủ Mỹ tính toán, Nga có thể dự trữ cao nhất tới 10.000 vũ khí hạt nhân chiến thuật, đồng thời sử dụng lư luận quân sự mới về vũ khí hạt nhân làm trụ cột cho Qquân đội Nga thời kỳ đầu chiến tranh.
Cuộc chạy đua vũ trang mới?
Xét về mặt cơ bản, nhân tố quan trọng khiến vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga phát triển mạnh là do không chịu sự ràng buộc của Hiệp ước kiểm soát quân sự.
Căn cứ "Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược" (New START) được Mỹ và Nga kư kết vào tháng 4/2010, đến năm 2020, các phương tiện vận tải chiến lược mà Mỹ, Nga bố trí trong chiến đấu thực tế không được vượt quá con số 700, không được vượt qua 1.550 đầu đạn hạt nhân.
So với Nga, Mỹ thiếu trầm trọng các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật, cả về chất lượng lẫn số lượng. Ảnh: Sputnik.
Tuy nhiên, vũ khí hạt nhân chiến thuật lại không nằm trong phạm vi hạn chế của Hiệp ước, khiến chúng phát triển thành một lực lượng có thể làm phương Tây khiếp sợ.
Hiện Nga có 5 loại vũ khí hạt nhân lớn cấu thành mối đe dọa đối với phương Tây, bao gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa "Yars", tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp "Borei" mang theo tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm "Bulava", tàu ngầm hạt nhân loại tấn công thuộc Đề án 885 và vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Các nhà quan sát nhận định, kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga trở thành sức mạnh mang tính chiến lược răn đe đối với Mỹ.
Trước t́nh h́nh trên, Mỹ tích cực t́m kiếm biện pháp để bù đắp khoảng cách về số lượng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Mục đích của hành động này là ngăn chặn Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trong xung đột ở Đông Âu. Bên cạnh đó, báo cáo cũng xác định rơ phải đảm bảo "ưu thế hạt nhân mang tính áp đảo" đối với Nga.
Đặc biệt, trong "Chiến lược an ninh quốc gia " được Tổng thống Mỹ Donald Trump kư ban hành ngày 18/12/2017, đă xếp việc "tăng cường và mở rộng kho vũ khí hạt nhân" vào chính sách an ninh quốc gia, đồng thời tạo điều kiện để kho vũ khí hạt nhân Mỹ trở lại đứng "top đầu thế giới".
Đáng chú nhất là Mỹ đang dần rút khỏi các thỏa thuận hạt nhân quan trọng như Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) với Iran hay Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) với Nga; thậm chí để ngỏ khả năng gia hạn New START, đă kư kết với Nga năm 2010 và chuẩn bị hết hạn vào năm 2021
Những dẫn chứng trên chứng tỏ Mỹ có thể triển khai một cuộc chạy đua vũ trang mới, tương đối quyết liệt với Nga trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân chiến thuật. Điều cần lưu ư là việc chạy đua vũ trang hạt nhân mang tính chất này, không khác biệt nhiều về mặt bản chất với việc chạy đua vũ trang hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh.
Có thể thấy, trong lịch sử quan hệ Mỹ - Liên Xô trước đây, cũng như Nga-Mỹ hiện nay, vấn đề vũ khí hạt nhân luôn đóng vai tṛ vô cùng quan trọng, được ví như chiếc "hàn thử biểu" của mối quan hệ song phương.
Chiến tranh Lạnh đă kết thúc gần 30 năm, vũ khí hạt nhân tưởng chừng đă chấm dứt vai tṛ lịch sử; Nga, Mỹ kư nhiều thỏa thuận liên quan đến việc cắt giảm kho vũ khí hạt nhân chiến lược và hợp tác trong việc giám sát thực hiện các thỏa thuận này.
Tuy nhiên, căng thẳng hạt nhân leo thang khi quan hệ Nga-Mỹ đổi chiều, ngày càng xấu đi do tác động của các vấn đề Ukraina và Syria; khiến viễn cảnh một cuộc chạy đua vũ trang mới, nhất là trong vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể nổ ra trên thực địa trong tương lai nếu cặp quan hệ này không có các động thái cải thiện cụ thể hơn trong thời gian tới./.