Do ảnh hưởng từ dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa. Có doanh nghiệp cầm chừng, cho nhân viên nghỉ việc không lương hoặc làm việc tại nhà.
Bà Huệ vừa trả văn pḥng thuê tại quận B́nh Thạnh (TP HCM). Bà và một số nhân viên c̣n lại làm tại nhà, công việc chính là viết email t́m khách hàng mới và lên kế hoạch trở lại sau dịch. Các khoản hỗ trợ xăng xe, cơm trưa và quà tặng sinh nhật cho nhân viên đều phải cắt giảm.
"Không chật vật như ngành sản xuất nhưng ba tháng không có thu nhập cũng đủ khiến tôi kiệt quệ. Tháng tới nếu t́nh h́nh không khá hơn th́ tôi buộc chấm dứt hợp đồng lao động với vài nhân sự c̣n lại, tạm ngừng kinh doanh để bớt thiệt hại", bà Huệ nói.
Bà Tô, chủ một hăng vận tải cũng cho biết vừa trải qua giai đoạn "vật vă" v́ lệnh cấm vận chuyển hành khách liên tỉnh. Gần một tháng không có doanh thu, hăng phải đàm phán với bến xe để được miễn chi phí thuê kios bán vé và giảm thu nhập theo hiệu quả kinh doanh của tài xế. Tuy nhiên, những chi phí cố định khác như phí nằm băi 40.000 đồng một xe mỗi ngày, tiền thuê mặt bằng văn pḥng dọc hành tŕnh TP HCM – Kiên Giang, lăi ngân hàng... cộng lại cũng lên đến vài trăm triệu.
Khi mảng vận tải liên tỉnh được mở lại vào cuối tháng 4, hăng lấy doanh thu từ 50 xe khách bù đắp chi phí nằm băi của các xe hợp đồng với công ty lữ hành. Mảng này thất thu ngay sau Tết Nguyên đán nên tổn thất vượt cả tỷ đồng.
"Nhờ có tiền tiết kiệm và lăi mấy năm trước để xoay ṿng, chứ không chỉ có cách đóng cửa", bà nói.
Trong khi hai doanh nghiệp này đă hoặc đang suy tính kế hoạch ngừng kinh doanh th́ hàng chục ngh́n doanh nghiệp khác đă t́m đến phương án này. Theo số liệu của Cục Quản lư đăng kư kinh doanh, b́nh quân mỗi tháng đầu năm có gần 10.440 doanh nghiệp rút khỏi thị trường. 16 trong 17 lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp ngừng kinh doanh tăng hơn so với cùng kỳ, trong đó nhiều nhất là doanh nghiệp bất động sản, dịch vụ lưu trú – ăn uống, du lịch, vận tải...
Giai đoạn 2015-2019, số doanh nghiệp đăng kư ngừng kinh doanh có thời hạn bốn tháng đầu năm tăng khoảng 20% so với cùng kỳ. Trong khi năm nay tăng đến 33,6% và lập kỷ lục mới, thể hiện ảnh hưởng trực tiếp của Covid-19 đến doanh nghiệp.
"Doanh nghiệp đang có xu hướng chờ đợi, "ngủ đông" để nghe ngóng và xem xét diễn biến của dịch bệnh trước khi quyết định tiếp tục kinh doanh hay đóng cửa hoàn toàn. Điều này thể hiện qua việc số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngắn hạn tăng mạnh, trong khi doanh nghiệp giải thể lại giảm", đại diện Cục Quản lư đăng kư kinh doanh nhận định.
Trong báo cáo của Pḥng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) gửi Thủ tướng vào đầu tháng trước, gần 85% doanh nghiệp cho biết thị trường tiêu thụ bị thu hẹp và 60% thiếu vốn, đứt ḍng tiền kinh doanh. Nếu t́nh h́nh dịch bệnh kéo dài, chỉ khoảng 30% doanh nghiệp duy tŕ được hoạt động không quá ba tháng và 50% doanh nghiệp trụ được nửa năm.
"Chưa ai dự báo lúc nào dịch bệnh qua đi, nhưng một điều chắc chắn là hệ lụy, ảnh hưởng tới nền kinh tế sẽ c̣n kéo dài và không thể khắc phục được ngay khi dịch bệnh kết thúc. Khó khăn với doanh nghiệp c̣n chất chồng trước mắt", ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI nói.
Tuy nhiên, đại diện Cục Quản lư đăng kư kinh doanh cho rằng, Covid-19 cũng là dịp để doanh nghiệp nh́n rơ những điểm mạnh yếu, rà soát lại định hướng hoạt động và t́m ra hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường. Các doanh nghiệp nhạy bén có thể nắm bắt cơ hội để chuyển từ trạng thái đóng băng sang tăng trưởng nóng khi dịch được kiểm soát.
Trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp, vẫn có hơn 37.000 doanh nghiệp được thành lập mới. Số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong bốn tháng đầu năm tăng 2%, trong khi năm ngoái con số này là 52%. Nhà đầu tư có xu hướng thu hẹp quy mô hoạt động để đảm bảo an toàn, nhưng ḍng vốn bổ sung vào nền kinh tế trong giai đoạn này cũng đạt hơn 1,1 triệu tỷ đồng.