Little Saigon lặng lẽ tưởng niệm 45 năm 30/4 v́ Covid-19 bao trùm
29 tháng 4 2020
Thành phố Westminster, trung tâm của người Việt tị nạn tại Hoa kỳ, ra thông báo sẽ không tổ chức Lễ Tưởng Niệm Tháng Tư Đen như mọi năm v́ lệnh cách ly của tiểu bang liên quan đến đại dịch COVID-19.
Thay vào đó, sẽ có lễ đặt ṿng hoa, được tổ chức tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ trong công viên Sid Goldstein Freedom Park, vào lúc 10 giờ sáng Thứ Năm, 30 Tháng Tư. Ngoài ra, lá cờ VNCH ở Tượng Đài sẽ được hạ xuống lưng chừng cột cờ từ ngày 23 đến ngày 30 Tháng Tư.
Ngày 30 Tháng Tư tại Hoa Kỳ cũng như tại nhiều quốc gia có người Việt Nam tị nạn, c̣n được gọi là ngày tưởng niệm Tháng Tư Đen, tưởng niệm ngày Sài G̣n và miền Nam Việt Nam thất thủ năm 1975, kết thúc cuộc chiến làm 250,000 binh sĩ VNCH và 58,000 binh sĩ Mỹ hy sinh.
Hội Đồng Thành Phố Westminster khuyến khích cư dân tưởng niệm ngày này bằng một phút mặc niệm để vinh danh những người đă hy sinh.
Tuy nhiên, một chương tŕnh tưởng niệm online đặc biệt qua hệ thống zoom lần đầu tiên được Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ đứng ra tổ chức với sự phối hợp của các cộng đồng, tổ chức, đoàn thể tại các quốc gia và Việt Nam, đặc biệt ở vùng Littlle Saigon, thủ phủ của Người Việt tị nạn cộng sản.
Luật sư Nguyễn Quốc Lân, thành viên ban tổ chức chương tŕnh tưởng niệm này, cho biết: "Thông thường các cộng đồng, hội đoàn hay làm lễ tại Đài Tưởng Niệm, nhưng năm nay không làm được v́ COVID-19. Đó chính là lư do tôi có kế hoạch làm lễ tưởng niệm online qua Zoom, qua 'livestream' của các đài tivi, qua chương tŕnh của cái đài phát thanh để tất cả mọi người từ khắp thế giới đều có thể tham dự."
Theo ông Lân, chương tŕnh có luôn sự tham gia của cộng đồng người Việt tại Pháp, Âu Châu, Úc Châu, Canada và Việt Nam.
"Ban tổ chức quy định một giờ nhất định để các nơi cùng đồng loạt tổ chức. Đó là lúc 4 giờ chiều Thứ Năm, 30 Tháng Tư tại California, tức là 6 giờ chiều ở Texas, 7 giờ tối ở New York, 9 giờ sáng ngày 1 Tháng Năm ở Melbourne, Úc, 1 giờ sáng ở Châu Âu, và 6 giờ sáng ở Việt Nam và Châu Á," ông Lân tŕnh bày.
Chương tŕnh Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận 30 Tháng Tư lần thứ 45 qua h́nh thức online sẽ kéo dài trong ṿng 1 giờ và được "livestream" và trực tiếp truyền h́nh trên các phương tiện truyền thông trực tuyến như YouTube, Facebook và các đài truyền h́nh địa phương.
Ông Lân hy vọng: "Qua chương tŕnh livestream của các đài phát thanh, tivi share cùng nội dung chương tŕnh th́ người Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới có thể hướng về cùng một chỗ, cùng một mục đích tưởng niệm ngày 30 Tháng Tư."
Đại dịch COVID-19 không cho phép các hội đoàn, các tổ chức tôn giáo, chính trị được tề tựu cùng nhau tổ chức tưởng niệm, tổ chức đêm thắp nến cho một ngày đặc biệt, vốn như một vết dao cắt sâu vào tâm khảm quân dân Sài G̣n, cho dù có lành, nhưng vẫn không bao giờ mờ phai vết sẹo.
Dù vậy, ông Phan Văn Chính, phó chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Nam California, cho biết ông vẫn tổ chức một lễ tưởng niệm đơn giản ngay tại văn pḥng Cộng Đồng vào đúng trưa ngày 30 Tháng Tư, 2020.
"Trong văn pḥng của Cộng Đồng Người Việt Nam California, có một bàn thờ để thờ những vị anh hùng tuẫn tiết vào ngày 30 Tháng Tư, 1975, cũng như thờ Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Thiếu Tá Ngụy Văn Thà, Trung Tá Nguyễn Văn Long… Trưa 30 Tháng Tư này chúng tôi sẽ tổ chức một lễ tưởng niệm cho các vị anh hùng. Có thể sẽ mời chùa đến tụng kinh, nhưng tất cả chỉ 7-8 người mà thôi," ông Chính nói.
Bên cạnh đó, từ ngày Thứ Sáu, 24 Tháng Tư, 150 lá cờ vàng ba sọc đỏ - biểu tượng của Việt Nam Cộng Ḥa đă được treo lên trên nhiều con phố ngay trung tâm Little Saigon.
Cờ vàng VNCH được treo dọc theo các con đường quanh Little Saigon ở miền Nam California từ Thứ Sáu, 24/4 cho đến hết ngày 8/5 năm 2020Bản quyền hình ảnh Ngọc Lan
Image caption
Cờ vàng VNCH được treo dọc theo các con đường quanh Little Saigon ở miền Nam California từ Thứ Sáu, 24/4 cho đến hết ngày 8/5 năm 2020
Ông Chính, trong vai tṛ Trưởng Ban Dựng Cờ Chính Nghĩa Quốc Gia, chia sẻ: "Năm nay, mặc dù có dịch bệnh nhưng tôi cũng ráng đi xin phép thành phố Westrminster để treo cờ và được họ chấp thuận. Cờ vàng sẽ được treo từ ngày 24 Tháng Tư đến đến ngày 8 Tháng Năm."
Chi phí treo cờ, theo ông Chính, là do Luật Sư Nguyễn Quốc Lân, chủ tịch Học Khu Garden Grove, đă đi vận động và được công ty Người Việt AutoBody Shop and Paint bảo trợ.
Tâm t́nh người Little Saigon
Không khí trầm lắng đặc biệt của Tháng Tư này cũng là thời gian để nhiều người có dịp nh́n lại, chiêm nghiệm về những ǵ đă qua sau bao năm bị cuốn theo cuộc sống mưu sinh hối hả hàng ngày.
Bà Nguyễn Thanh Thủy, cựu Thiếu Tá Biệt đội trưởng Đội T́nh Báo Thiên Nga, hiện sống ở thành phố Anaheim, miền Nam California, bày tỏ: "Chưa bao giờ tôi cảm thấy buồn khi Tháng Tư về như năm nay, bởi cũng trong giai đoạn dịch bệnh này, mà tôi có nhiều thời gian tĩnh lặng để suy ngẫm, để nh́n lại mọi thứ."
Bà Thủy, hiện là Hội Trưởng Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH, nói tiếp:
"Ở thời điểm 30 Tháng Tư, 1975, tôi phải bận rộn lo lắng cho đủ thứ mọi việc của cơ quan t́nh báo. Tất cả đều xáo trộn hết. Rồi đi tù, rồi sang Mỹ, rồi lo lắng mưu sinh. 45 năm rồi, giờ mới có thời gian ngồi để nghĩ lại xem lúc đó ḿnh ở lại là đúng hay sai. Có người nói tôi ở lại để trải qua 13 năm tù cộng sản là sự mất mát quá lớn trong cuộc đời."
"Thật sự không có bài học nào hoàn toàn đúng hoặc hoàn toàn sai. 13 năm ở tù cho ḿnh nhiều bài học, để ḿnh hiểu rơ hơn rằng cộng sản không thể thay đổi được. Cuộc sống người dân suốt 45 năm qua chỉ làm giàu thêm cho đảng cộng sản mà thôi. Tôi cũng như nhiều người khác đă chờ đợi cả 45 năm rồi nhưng không c̣n thấy hy vọng để trở về với quê hương Việt Nam, không thấy một cái ǵ sáng sủa hết. Chưa bao giờ tôi cảm thấy buồn khi Tháng Tư về như năm nay," bà Thủy nói bằng giọng trĩu nặng những suy tư.
Bà Nguyễn Thanh Thủy: "Chưa bao giờ tôi cảm thấy buồn khi Tháng Tư về như năm nay"Bản quyền hình ảnh Ngọc Lan
Image caption
Bà Nguyễn Thanh Thủy: "Chưa bao giờ tôi cảm thấy buồn khi Tháng Tư về như năm nay"
Tâm trạng của bà Thủy trong những ngày này có lẽ cũng là tâm trạng lắng đọng của những người lính Việt Nam Cộng Ḥa thua cuộc trong đau đớn, uất nghẹn bởi cảm giác bị phản bội, bị bỏ rơi từ 45 năm trước.
Với ông Tony Lâm, 84 tuổi, từng phục vụ trong binh chủng Hải Quân thuộc QLVNCH 3 năm. Giải ngũ năm 1958, ông bắt tay vào làm kinh tế thông qua các công ty dân sự của Mỹ, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên bước chân vào nghị trường ḍng chính từ năm 1992, trong vai tṛ nghị viên của thành phố Westminster, nơi tập trung đông nhất người Việt tị nạn ở miền Nam California, lại có những tâm sự khác trong những ngày này.
"Tôi sang Mỹ từ năm 1975, phải bắt tay xây dựng lại cuộc sống mới cùng vợ và 6 đứa con mang theo. Đến nay, sau 45 năm, tôi có thêm 15 đứa cháu nội ngoại, ai cũng có cuộc sống riêng tư ổn định. Đó là điều rất mừng," ông Tony Lâm nói.
Ông tiếp: "45 năm sống tại đất nước này, bên cạnh việc phải vật lộn với cuộc sống, tôi cũng tham gia vào các hoạt động xây dựng cộng đồng người Việt nơi đây, cùng mọi người xây dựng nên khu thương mại Little Saigon. Mỗi năm đến ngày 30 Tháng Tư lại cùng mọi người tổ chức tưởng niệm ngày mất nước."
"Riêng năm nay là một năm đặc biệt v́ vấn đề COVID-19 làm cho nhiều người trên thế giới nhiễm bệnh và qua đời. Năm nay chúng ta không tổ chức lễ nhưng sẽ âm thầm ghi nhớ sự kiện đă xảy ra. Chúng ta không chỉ âm thầm tưởng niệm cho ngày 30 Tháng Tư đau thương mà c̣n tưởng niệm cho hơn 50 ngàn người Mỹ đă chết v́ COVID-19," người nghị viên gốc Việt đầu tiên tại Mỹ chia sẻ.
Ông Tony Lâm: "Chúng ta không chỉ âm thầm tưởng niệm cho ngày 30 Tháng Tư đau thương mà c̣n tưởng niệm cho hơn 50 ngàn người Mỹ đă chết v́ COVID-19"Bản quyền hình ảnh Ngọc Lan
Image caption
Ông Tony Lâm: "Chúng ta không chỉ âm thầm tưởng niệm cho ngày 30 Tháng Tư đau thương mà c̣n tưởng niệm cho hơn 50 ngàn người Mỹ đă chết v́ COVID-19"
Với cô Ngọc Nguyễn, hiện sống tại thành phố Westminster th́ "hy vọng nh́n thấy một cộng đồng người Mỹ gốc Việt phát triển mạnh về kinh tế, văn hóa và thật sự đoàn kết" là điều cô hướng tới sau 45 năm cộng đồng người Việt có mặt tại Hoa Kỳ.
"Ba tôi, chú tôi đều là những người lính VNCH, gia đ́nh tôi cũng phải chịu biết bao khổ nhục sau 30 Tháng Tư, 1975. Các anh tôi không được vào đại học cũng chỉ v́ lư lịch là 'con ngụy.' Tôi nghĩ không ai có thể quên đi những đau thương mất mát đến tận cùng mà họ phải hứng chịu sau khi Sài G̣n thất thủ. Nhưng đă 45 năm rồi, quá khứ nên được xếp lại phía sau, đặc biệt nên chấm dứt những tṛ đấu đá, chụp cho nhau những chiếc mũ 'cộng sản' trong số những người được xem là đại diện cho cộng đồng người Việt nơi đây," cô Ngọc bày tỏ.
Cô nói tiếp: "Tôi chỉ ước ao làm sao mọi người cùng đoàn kết, góp sức xây dựng Little Saigon này thành một nơi phát triển phồn thịnh về kinh tế, văn hóa, để có thể thu hút thế hệ người Việt trẻ dù có đi học ở đâu rồi cũng mong muốn quay về làm việc, sinh sống nơi đây. Tôi nghĩ đó sẽ là cách tưởng nhớ ngày 30 Tháng Tư một cách thiết thực nhất, phải để cho người ta thấy người Việt tị nạn đáng tự hào như thế nào chứ không phải cứ ôm hoài mối hận của người thua cuộc."
VNCH xin nước Mỹ làm Quê Hương thứ 2 nên chung tay góp sức với nuớc Mỹ chống dịch nên tuân thủ việc cách ly và ở nhà v́ thế hệ tương lai ko muốn ra đuờng lây nhiễm bệnh dịch cho gia đ́nh người thân...
The Following User Says Thank You to thangbomvietnam For This Useful Post:
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.