Đầu tiên là bia ‘Corona’. Tiếp theo là hạt hướng dương hay tỏi. Chúng đă vô t́nh trở thành những mặt hàng bán chạy nhất trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát.
Theo Japan Times, ngôi vị số 1 cho mặt hàng bán chạy nhất năm 2020 ở Afghanistan chính là trà đen. Câu chuyện bắt nguồn từ một lời quảng cáo “vô lư” trên mạng xă hội Facebook kèm h́nh ảnh một đứa trẻ mới sinh được cho ở phía đông tỉnh Nangarhar khuyên người dân nên mua trà đen v́ sản phẩm này có tác dụng điều trị Covid-19.
Ngay sau đó, nhiều người dân Afghanistan ở đă đổ xô tới các cửa hàng để mua trà đen. Kết quả, giá của sản phẩm này nhanh chóng tăng lên gấp 3 lần trước khi làn sóng mua nguội dần.
C̣n tại Mexico, trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, bia và rượu tequila vốn là những sẩn phẩm được người dân nước này tiêu thụ mạnh, lại càng trở nên khan hiếm.
Khi toàn lănh thổ Mexico áp đặt lệnh phong tỏa, hai tập đoàn bia lớn của Mexico là Heineken và Grupo Modelo (hăng sản xuất loại bia có tên Corona vô t́nh trùng trên với virus corona chủng mới) đă ra thông báo về việc dừng sản xuất. Động thái này khiến đám đông hỗn loạn đổ xô đi mua tích trữ.
Trong khi đó, tại Sri Lanka, chính phủ phải t́m cách ngănn người dân không sa đà vào thói quen xấu khi triển khai lệnh cấm hoàn toàn với rượu, thuốc lá kể từ khi ban hành lệnh phong tỏa vào ngày 20/3.
Nhưng lệnh cấm lại làm bùng nổ hoạt động nấu rượu tại nhà. Kết quả, đường trở thành mặt hàng được lùng mua nhiều v́ nó là thành phần quan trọng để sản xuất một loại rượu phổ biến ở Sri Lanka.
Tại Iraq, ở nhà pḥng dịch đồng nghĩa với việc nhiều người sẽ trải qua những buổi chiều dài ngồi xem TV hay nói chuyện với người thân. Do đó, nhu cầu cắn hạt hướng dương rang muối cũng tăng vọt.
Các siêu thị ở đây cạn sạch món snack (ăn vặt) này nhanh hơn bao giờ do các phụ huynh và học sinh phải ngồi nhà “gặm nhấm” thời gian thay v́ đi làm hay tới trường như mọi khi.
Tại thủ đô Tripoli, vùng chiến sự ở Libya, việc học ở nhà của trẻ em cũng trở nên khó khăn hơn do thiếu giấy viết.
“Chúng tôi đă hết cạn giấy viết, do đó, tôi buộc phải lấy những tờ tờ tài liệu cũ của chồng để các con chép bài và làm toán. Thậm chí, tôi c̣n phải nói với chúng hăy viết chữ nhỏ nhất có thể và dùng kẹo để dụ lũ trẻ”, cô Nadia al-Abed, mẹ của ba đứa con nói.
Trên khắp thế giới, các trường học, sân bay và những ngành kinh doanh không thiết yếu đều đă bị đóng cửa và dừng hoạt động nhiều tuần qua nhằm ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của dịch Covid-19.
C̣n tại một số nước trung Á, người dân lại đổ xô đi mua loại thảo dược có tên harmala, bởi loại cây này thường được đốt trong nhà với quan niệm xua đuổi bệnh tật và bảo vệ sự thịnh vượng.
Thậm chí, để pḥng dịch bệnh, nhiều người đă nghĩ ra cách tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Cụ thể, tại Bulgaria, người dân đổ xô mua gừng và chanh để tăng miễn dịch, trong khi tại Tunisia, người dân săn lùng tỏi bất chấp việc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo những liệu pháp làm tại nhà như này không có tác dụng chống dịch Covid-19.
Trong khi đó, tại các siêu thị ở Pháp, Tây Ban Nha và Hy Lạp cũng như nhiều nước châu Âu, bột mỳ, socola, và men lại luôn trong t́nh trạng cháy hàng do người dân tự làm bánh tại nhà.
Hay tại Argentina, giá ngày thường của 30 quả trứng là 160 peso tương đương với 2,35 USD th́ nay đă tăng lên thành 240 peso tương đương 3,52 USD.
Đáng nói, tại Australia, nghề làm vườn tại nhà lại đang vào mùa “ăn nên làm ra” do nhiều người học cách làm sao trồng cây cho nhanh lớn nhất để tạo ra khoảng cách và không gian riêng tư với những người hàng xóm, trong bối cảnh quốc gia này sẽ c̣n bị phong tỏa dài ngày.
VietBF@ sưu tầm.