Gần nửa năm người dân trên khắp thế giới phải gánh chịu hậu quả từ con virus Corona gây ra. Mỗi ngày số người chết lại tăng, số người nhiễm bệnh đă lên đến hàng triệu người.
Tính đến 0h ngày 26/4 (giờ Hà Nội), Covid-19 đă lấy đi sinh mạng của 200.000 người, lây nhiễm cho 2,88 triệu người trong bối cảnh các chính phủ trên khắp thế giới đang đấu tranh để hạn chế thiệt hại kinh tế do virus gây ra, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins.
Hơn một nửa số ca tử được ghi nhận ở Mỹ, Tây Ban Nha và Italy - 3 vùng dịch lớn nhất thế giới. Riêng ở châu Âu, số người chết là 120.000.
Ca tử vong đầu tiên do Covid-19 được báo cáo vào 10/1 ở Vũ Hán (Trung Quốc). Sau 91 ngày, số người chết vượt mốc 100.000 và 16 ngày sau vượt mốc 200.000, theo thống kê của Reuters.
Hôm 25/4 (giờ địa phương), tổng giám đốc WHO cảnh báo rằng hiện chưa có bằng chứng cho thấy những người mắc Covid-19 đă khỏi bệnh và có kháng thể sẽ không tái nhiễm. WHO khuyến cáo chính phủ các nước không cấp các "chứng nhận miễn dịch" hay "không có nguy cơ" cho những người từng mắc bệnh v́ không thể bảo đảm chắc chắn điều này.
Theo thống kê của AFP, các trường hợp tử vong v́ Covid-19 đă tăng lên hơn 200.000, nhưng các trường hợp nhiễm mới được báo cáo hàng ngày đă chững lại ở mức khoảng 80.000/ngày. Số người chết toàn cầu đang tiếp tục tăng với tốc độ 3-4% mỗi ngày trong 10 ngày qua, mặc dù tỷ lệ đó đă chậm lại kể từ đầu tháng.
Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch, ghi nhận hơn 52.000 người chết và hơn 900.000 ca nhiễm bệnh. Nền kinh tế lớn nhất thế giới đă bị thiệt hại nặng bởi đại dịch, với 26 triệu việc làm bị mất kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, và các nhà lănh đạo Mỹ vẫn đang chịu áp lực phải t́m cách giảm bớt các biện pháp cách ly xă hội.
Trong khi đó, số lượng ca tử mới của Tây Ban Nha, quốc gia có tỷ lệ tử vong cao thứ ba và là vùng dịch lớn thứ hai thế giới, tăng nhẹ vào hôm 25/4 với 378 người chết, một ngày sau khi nước này ghi nhận số ca tử vong thấp nhất trong bốn tuần. Tổng số ca tử vong tại Tây Ban Nha hiện ghi nhận 22.902 trong tổng số 223.759 trường hợp dương tính. Pháp cũng báo cáo số ca tử vong hơn 22.000.
Anh là quốc gia ghi nhận số người chết nhiều thứ năm thế giới, sau Mỹ, Italy, Tây Ban Nha và Pháp. Nước này vừa báo cáo tổng số hơn 20.000 người chết v́ nCoV, theo số liệu từ các bệnh viện. Con số thực tế được cho là có thể cao hơn hàng ngh́n nếu tính cả số người chết ở các nhà dưỡng lăo và tại nhà.
Trong một dấu hiệu của những rủi ro tiềm ẩn, các quan chức y tế Iran hôm 25/4 cũng làm dấy lên lo ngại về một "ổ dịch mới" với 76 trường hợp tử vong mới được tuyên bố, đưa số người chết chính thức của Iran lên 5.650. Iran đă liên tục cho phép mở lại các doanh nghiệp nhưng chuyên gia y tế cho rằng "việc mở cửa vội vàng" có thể "tạo ra những làn sóng nhiễm bệnh mới ở Tehran".
Số người chết hàng ngày ở các nước phương Tây đang có xu hướng giảm, một dấu hiệu hy vọng theo phân tích của các nhà dịch tễ học. Tuy nhiên WHO đă cảnh báo rằng các quốc gia khác vẫn đang trong giai đoạn đầu của cuộc chiến.
Quy mô của đại dịch do chủng virus corona mới buộc các nghiên cứu y tế được đẩy nhanh với tốc độ chưa từng có, và nỗ lực này cần sự chung tay hợp tác toàn cầu, theo Tổng thư kư Liên Hợp Quốc, ông Antonio Gueterres. Ông Guterres đă yêu cầu các tổ chức quốc tế, các nhà lănh đạo thế giới và doanh nghiệp tư nhân tham gia nỗ lực đẩy nhanh quá tŕnh phát triển và phân phối vaccine.
"Chúng ta phải đối mặt với kẻ thù toàn cầu chưa từng biết đến. Một thế giới không có Covid-19 đ̣i hỏi nỗ lực y tế công cộng lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Bất kỳ loại vaccine nào cũng phải an toàn, giá cả hợp lư và có sẵn cho tất cả mọi người", Guterres nói tại cuộc họp ngắn hôm 24/4.
T́nh trạng chưa từng có đă khiến thế giới lo ngại về một thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái năm 1929. Với hơn 4 tỷ người đang bị phong tỏa hoặc tự cách ly tại nhà, các nhà lănh đạo quốc gia đang cân nhắc làm thế nào để hạn chế sự lây lan của virus và làm thế nào để vực dậy các nền kinh tế bị vùi dập sau nhiều tuần đóng cửa. Một số nơi trên thế giới đă bắt đầu triển khai hoặc lên kế hoạch nới lỏng các biện pháp giăn cách xă hội, bất chấp những lo ngại về các làn sóng lây nhiễm mới.