He Ximing, một người buôn bán ở TP Vũ Hán, Trung Quốc, nói rằng ông không biết ḿnh nhiễm virus corona từ khi nào và bằng cách nào, hay v́ sao nhiều lần xét nghiệm vẫn cho kết quả âm tính.
Các bác sĩ bảo ông không mắc COVID-19, dù ông cảm thấy khó thở và cảm thấy tắc ở ngực từ đầu tháng 2.
T́nh trạng của ông khiến giới chức lo lắng nên phải yêu cầu ông tự cách ly. Trong 3 lần xét nghiệm tiếp theo, kết quả của ông vẫn âm tính.
Nhưng ông vẫn không khỏi nghi ngờ ḿnh đă nhiễm virus, nên đến cuối tháng 3, ông tới một bệnh viện khác ở Vũ Hán để làm thêm các xét nghiệm, trong đó có cả xét nghiệm kháng thể. Lần này kết quả của ông dương tính.
“Tôi không nghĩ kết quả lại như vậy”, người buôn bán rau quả 52 tuổi nói với Reuters và cho xem tờ kết quả xét nghiệm kháng thể, xác nhận ông đă phơi nhiễm virus corona.
Cuối cùng ông đă có lời giải thích cho t́nh trạng khó chịu của ḿnh. “Tôi cảm thấy như sắp chết ấy. Bạn không tưởng tượng được cảm giác thế nào đâu”, He nói.
Trường hợp của ông không phải duy nhất. Nhiều ví dụ tương tự ở Trung Quốc và các nơi khác gây quan ngại về tính chính xác của khâu xét nghiệm, cho dù chính quyền coi xét nghiệm là ch́a khoá để xử lư khủng hoảng.
Kết quả xét nghiệm không đáng tin cậy có thể làm suy yếu các chiến lược ngăn chặn virus cũng như dỡ bỏ phong toả kinh tế, trong bối cảnh sức ép gia tăng lên các chính phủ phải sớm nới lỏng hạn chế.
Hơn 2,5 triệu người trên thế giới đă mắc bệnh và khoảng 177.000 người chết v́ COVID-19.
Vũ Hán, nơi đầu tiên bùng phát dịch COVID-19, đă ghi nhận 50.333 ca bệnh và 3.869 trường hợp tử vong tính đến ngày 21/4.
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Hong Kong, số ca mắc COVID-19 của Trung Quốc có thể cao gấp 4 lần con số công bố nếu giới chức nước này mở rộng tiêu chí công nhận ca mắc từ sớm hơn.
Xét nghiệm axit nucleic, dựa trên mẫu lấy từ họng hoặc đường hô hấp của bệnh nhân để phát hiện bộ gien virus, đang là phương pháp xác định chủ yếu.
Các chuyên gia nói rằng phương pháp này có thể xảy ra sai sót, ví dụ như mẫu xét nghiệm quá nhỏ khi miếng gạc bỏ lỡ nơi tập trung nhiều virus.
“Cần thừa nhận những hạn chế của các xét nghiệm này và cần xét nghiệm thường xuyên để chắc chắn ai đó thực sự dương tính và vẫn dương tính trong một khoảng thời gian”, ông Andrew Preston, giảng viên về sinh bệnh học tại ĐH Bath (Anh), nói.
Một nghiên cứu do các bác sĩ Trung Quốc tiến hành hồi tháng 2 để đánh giá mẫu xét nghiệm từ 213 bệnh nhân cho thấy tỷ lệ sai sót khoảng 30%.
Báo chí cũng đă đưa tin về các trường hợp nhiều lần có kết quả âm tính trước khi dương tính.
Hồi tháng 2, tờ Nhân dân Nhật báo đưa tin về một phụ nữ bị ốm v́ viêm phổi nhưng âm tính với virus corona trong 4 lần xét nghiệm. Lần thứ 5 lại cho kết quả dương tính.
Giới chức Vũ hán đă bắt đầu tiến hành xét nghiệm kháng thể cho người dân. Trung Quốc tiến hành khảo sát dịch tễ học ở 9 vùng để đánh giá quy mô đầy đủ của t́nh trạng mắc bệnh nhưng không có triệu chứng cũng như mức độ miễn dịch trong cộng đồng.
Ông He kể rằng ông xét nghiệm lần đầu vào ngày 1/3 khi thấy đau ngực, dù không bị ho hay sốt.
H́nh ảnh chụp X-quang cho thấy phổi của ông có nhiều đốm trắng, tương tự như phổi của bệnh nhân nhiễm virus corona. Nhưng xét nghiệm axit nucleic cho kết quả âm tính nên bệnh viện từ chối tiếp nhận ông.
Để đề pḥng, tổ quản lư dân cư ở khu nhà ông yêu cầu ông cách ly tại nhà trong 14 ngày.
Sau đó, thêm 2 xét nghiệm tại bệnh viện nữa cho kết quả âm tính, nên ông chuyển sang dùng thuốc đông y và các loại thuốc khác.
Cuối cùng, ngày 28/3, ông đi xét nghiệm axit nucleic lần 4, và vẫn nhận kết quả âm tính. Nhưng ông làm thêm xét nghiệm kháng thể nữa để chắc chắn. Kết quả xét nghiệm kháng thể phát hiện ông từng phơi nhiễm virus.
“Tôi kể chuyện với một bác sĩ và ông ấy bảo tôi may mắn đă không chết”, ông He nói khi đang ngồi ở nhà, với rất nhiều hộp thuốc bên cạnh.
Vợ của ông không có triệu chứng ǵ dù bà chưa được xét nghiệm.
Ông cho biết khi ra ngoài ông vẫn đeo khẩu trang N95 và tấm chắn mặt v́ sợ lây bệnh cho người khác.
VietBF © sưu tầm