Nỗ lực chống Covid-19 của toàn cầu bước sang giai đoạn mới đầy hỗn loạn, khi các cuộc biểu t́nh v́ thiệt hại kinh tế nổ ra khắp nơi.
Hơn một nửa dân số thế giới đang bị "ḱm chân" do những biện pháp hạn chế nhằm ngăn nCoV lây lan, trong bối cảnh số ca nhiễm toàn cầu đă lên hơn 2,6 triệu và gần 183.000 người chết. Tuy nhiên, nỗ lực chống dịch lại làm dấy lên bất ổn chính trị - xă hội, do người dân bị đẩy vào cảnh khốn cùng v́ mất sinh kế, mối đe dọa "sát sườn" hơn so với nhiễm virus.
Tại Iraq, nơi phong trào biểu t́nh đ̣i cải cách chính trị kéo dài 6 tháng trước khi chính quyền áp lệnh giới nghiêm v́ nCoV, cơn thịnh nộ của người dân bùng phát tại Nasiriyah và Sadr, thành phố nghèo đói sát vách thủ đô Baghdad, dù chỉ tồn tại ngắn ngủi.
Người dân biểu t́nh hôm 17/4 tại thành phố Tripoli, Lebanon, bất chấp lệnh phong tỏa v́ Covid-19. Ảnh: AFP.
"Tôi thà chết v́ virus c̣n hơn chết v́ đói, hoặc phải nh́n vợ con ḿnh đói khổ. Nhưng tôi không thể kiếm thức ăn cho họ", Hussein Fakher cho biết. Trước đây, thanh niên 20 tuổi này kiếm chưa đến 20 USD/ngày bằng nghề lái xe tuk-tuk trong một khu chợ ở Baghdad, nơi giờ đây đóng cửa.
Fakher từng bị cảnh sát yêu cầu nộp phạt do vi phạm lệnh giới nghiêm khi ra ngoài để t́m việc, sau đó anh đă đánh nhau với cảnh sát. "Tôi nên làm ǵ bây giờ? Ăn xin? Hay đi cướp?", Fakher nói.
Tại thành phố Mumbai, Ấn Độ, hàng chục ngh́n người lao động di cư thất nghiệp, bị mắc kẹt và không thể trở về quê hương, tuần trước tập trung thành đám đông biểu t́nh, bất chấp những quy tắc cách biệt cộng đồng.
Tại Lebanon, đất nước vốn đang đối mặt nguy cơ sụp đổ tài chính trước cả khi Covid-19 làm tê liệt nền kinh tế, những người phẫn nộ đă ít nhất ba lần tràn ra đường phố ở thủ đô Beirut và thành phố Tripoli phía bắc, dù lệnh phong tỏa đang có hiệu lực.
Theo các nhóm nhân quyền và thống kê của chính phủ, nhiều người Kenya thậm chí thiệt mạng trong cuộc đàn áp của cảnh sát đối với những cư dân phá lệnh giới nghiêm hôm 18/4.
Tổng thư kư Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cảnh báo Covid-19 đặt ra "mối đe dọa nghiêm trọng trong việc duy tŕ ḥa b́nh và an ninh quốc tế". Cùng với dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về đợt suy thoái toàn cầu tồi tệ nhất trong gần một thế kỷ, "t́nh trạng bất ổn xă hội và bạo lực có nguy cơ gia tăng, gây suy yếu nặng nề khả năng chống dịch của chúng ta", Guterres nói thêm.
Những quốc gia giàu có hơn cũng không thoát khỏi ảnh hưởng nặng nề của đại dịch. Hơn 22 triệu người lao động Mỹ phải nộp đơn xin thất nghiệp trong tháng qua do nền kinh tế rơi vào bế tắc, thúc đẩy các nhóm bảo thủ tổ chức biểu t́nh đ̣i mở cửa tại một số bang như Michigan, Minnesota và Virginia.
Các nhóm lên kế hoạch biểu t́nh chống phong tỏa ở một số thị trấn và thành phố Đức cũng được ṭa án chấp thuận. Việc nới lỏng hạn chế hồi đầu tháng tại miền nam Italy, khu vực tương đối nghèo, thậm chí tạo ra làn sóng tội phạm cướp đồ, buộc cảnh sát phải bảo vệ siêu thị khỏi những công dân đói khát.
Mặc dù vậy, các nước nghèo không đủ khả năng trợ cấp cho người thất nghiệp vẫn dễ bị tổn thương hơn trước t́nh trạng bất ổn leo thang, Catia Batista, giáo sư kinh tế tại Đại học Nova ở Lisbon, Bồ Đào Nha, nhận định. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, hơn 2 tỷ người trên toàn cầu cần thu nhập hàng ngày để tồn tại. Với nhiều người trong số họ, không đi làm thường đồng nghĩa với không có ǵ ăn.
Nghiên cứu gần đây của Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển Thế giới, một nhóm cố vấn Liên Hợp Quốc, cảnh báo 500.000 người có nguy cơ rơi vào t́nh trạng nghèo đói tuyệt đối do những biện pháp hạn chế nhằm ngăn nCoV, đảo ngược tiến bộ trong cuộc chiến chống đói nghèo ba thập kỷ qua. "Nếu không làm việc, họ sẽ không được trả lương và có nguy cơ bị đói", Batista cho hay.
Giáo sư nói thêm rằng những nền kinh tế mới nổi ở châu Phi cũng sẽ bị tấn công nghiêm trọng. Khu vực này tới nay báo cáo khá ít ca nhiễm nCoV, nhưng chủ yếu bởi thiếu xét nghiệm. Nhiều người châu Phi sẽ thắc mắc tại sao họ không được đi làm, dù cuộc sống của họ dường như không bị đe dọa ngay lập tức.
Theo các nhà phân tích, Trung Đông, khu vực vốn bị chiến tranh tàn phá, có thể trở thành điểm nóng. Những cuộc nổi dậy Mùa xuân Arab gần một thập kỷ trước vẫn âm ỉ trong xung đột hiện nay ở Syria, Yemen và Libya. Làn sóng biểu t́nh thứ hai tại Iraq, Lebanon và Algeria năm ngoái bị những biện pháp đối phó đại dịch kiềm chế, nhưng sự im lặng đó có lẽ sẽ không kéo dài.
Túng quẫn khiến một số người hành động bột phát trong tuyệt vọng. Video lan truyền trên mạng xă hội tại Lebanon cho thấy một người đàn ông đốt xe taxi của ḿnh sau khi bị cảnh sát buộc tội vi phạm lệnh phong tỏa. Trong video khác, một người tị nạn Syria tự thiêu trên cánh đồng do không thể nuôi sống gia đ́nh. Tại Tunisia, một người đàn ông cũng chết v́ tự thiêu.
Fawaz Gerges, giáo sư quan hệ quốc tế tại Học viện Kinh tế London, cho biết giai đoạn bất ổn tiếp theo tại các nước Arab có thể tồi tệ và dữ dội hơn so với phong trào phản kháng có tổ chức nhằm đ̣i cải cách chính trị. "Tôi lo sợ những sự bùng nổ xă hội. Vấn đề không phải nền dân chủ, mà là việc xóa đói giảm nghèo. Nguy hiểm nằm ở đó", Gerges nói.
Ali Fathollah-Nejad, nhà nghiên cứu Iran tại Trung tâm Brookings Doha ở Qatar, đánh giá t́nh h́nh phụ thuộc phần lớn vào việc Covid-19 kéo dài bao lâu. Ông cũng cho hay mối đe dọa sức khỏe ngăn cản người dân xuống đường, nhưng các nguyên nhân sâu xa của biểu t́nh, bao gồm nền kinh tế, đói nghèo và tham nhũng, sẽ không biến mất.
Trung Quốc, nơi Covid-19 khởi phát, tuần trước báo cáo GDP quư I giảm 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần đầu tiên nước này có quư tăng trưởng âm kể từ năm 1992. Giáo sư Yasheng Huang thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, cho biết ḷng tin vào chính phủ là ch́a khóa duy tŕ ổn định xă hội khi người dân phải chịu tổn thất kinh tế v́ công tác chống dịch.
Tuy nhiên, theo b́nh luận viên Liz Sly của Washington Post, ḷng tin đó dường như bị xói ṃn trước những bằng chứng cho thấy chính phủ Trung Quốc ban đầu che giấu mức độ nghiêm trọng của đại dịch. Điều đó có nguy cơ khiến nền kinh tế bị tổn hại lâu dài và sâu sắc hơn.
VietBF © sưu tầm