Các trợ lư của Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang thảo luận một số động thái nhằm “trừng phạt” Tổ chức Y tế Thế giới, như cắt ngân sách và mạnh tay nhất là lập ra một cơ quan thay thế.
Chính quyền Mỹ chỉ trích cách ứng phó Covid-19 của WHO. (Ảnh minh họa: Politico)
Lập tổ chức thay thế WHO
Hăng tin Politico dẫn nguồn thạo tin giấu tên ngày 12/4 cho biết, các quan chức trong chính quyền Mỹ đă bắt đầu soạn thảo kế hoạch trong đó dự định tuyên bố ngừng cấp ngân sách cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Y tế liên châu Mỹ. Dự thảo này cũng chỉ dẫn giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ, Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) và một số cơ quan khác t́m phương án cấp ngân sách cho các tổ chức hiện có có thể thay thế WHO.
Cũng theo nguồn tin này, những người ủng hộ mạnh mẽ kế hoạch ngừng cấp ngân sách và t́m một cơ quan thay thế WHO bao gồm cả các quan chức trong Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, trong đó nhiều người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc.
Một số người đă đề xuất ư tưởng xây dựng mô h́nh tổ chức thay thế dựa trên UNAIDS, Chương tŕnh Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS. Tổ chức này được thành lập vào giữa những năm 1990 khi có nhiều quan điểm bất đồng với cách ứng phó dịch AIDS.
Thông tin trên được đưa ra sau khi chính quyền Tổng thống Trump chỉ trích cách ứng phó đại dịch Covid-19 của WHO. Chủ nhân Nhà Trắng cáo buộc WHO nhận hỗ trợ ngân sách từ Mỹ, song lại “thiên vị” cho Trung Quốc. Ông cũng để ngỏ khả năng ngừng cấp ngân sách cho WHO.
Một phát ngôn viên của WHO cho biết, tổ chức này không b́nh luận về các thông tin trên. Hiện chưa rơ Mỹ sẽ cắt bao nhiêu ngân sách cấp cho WHO. Washington có thể sẽ cắt một phần ngân sách cho một số hoạt động của WHO, trong khi tiếp tục cấp ngân sách cho các hoạt động c̣n lại. Theo số liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ, Mỹ cấp hơn 400 triệu USD cho WHO vào năm 2019.
Tranh căi trong nội bộ
Nhiều quan chức Mỹ ủng hộ cải cách WHO hơn là t́m một cơ quan thay thế. (Ảnh minh họa: Reuters)
Trong khi đó, một số quan chức Mỹ tỏ ra thận trọng hơn với kế hoạch cắt ngân sách hay t́m cơ quan thế WHO. Họ cho rằng, việc cải cách WHO thông qua các cơ chế luật pháp và chính trị sẽ hợp lư hơn.
Một số người bày tỏ lo ngại về việc đánh giá thấp vai tṛ của WHO trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục lan ra và diễn biến phức tạp trên toàn thế giới khiến hơn 1,8 triệu người mắc bệnh và hơn 113.000 người tử vong.
Andrew Bremberg, đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, vốn hoài nghi về tính hiệu quả của các tổ chức đa phương, song ông nhận thức rơ tầm quan trọng của kiến trúc toàn cầu của WHO trong nỗ lực ngăn chặn Covid-19 - đại dịch mới chỉ bắt đầu tấn công các quốc gia nghèo nhất.
“25 năm qua, WHO tuy có những khiếm khuyết, nhưng vẫn đóng vai tṛ trung tâm trong việc đưa ra các tiêu chuẩn thông lệ và định hướng các ứng phó khẩn cấp”, Stephen Morrison, chuyên gia về chính sách y tế toàn cầu thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế, nhận định. Ông Morrison cho rằng, đôi khi giải pháp cho việc thất vọng với cách ứng phó của WHO là cải cách tổ chức này. Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng đại dịch Ebola ở Tây Phi năm 2014, việc nhiều người thất vọng với WHO đă mang lại những cải cách hữu ích cho hoạt động ứng phó khẩn cấp của WHO.
Giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ và cơ quan USAID dường như đang rơi vào t́nh huống khó xử. Nhiều quan chức tại hai cơ quan này ủng hộ ư tưởng cải cách WHO và rộng hơn là cải cách Liên Hợp Quốc, một số quan chức cũng tỏ ra quan ngại về tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.
Giới quan sát chỉ ra, cách đây vài ngày, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thông báo, Mỹ sẽ cấp thêm 225 triệu USD hỗ trợ các nước ứng phó dịch Covid-19 sau khi đă cam kết cấp 274 triệu USD. Một phần trong số ngân sách này sẽ cấp cho WHO. Khi được hỏi về kịch bản thay thế người đứng đầu WHO, ông Pompeo cũng nói rằng: “Giờ không phải lúc thực hiện thay đổi đó”.
Trong thông cáo hồi tuần trước, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng phát tín hiệu tiếp tục muốn WHO tiếp tục công việc của ḿnh ít nhất cho đến khi đại dịch Covid-19 được đẩy lùi. "Có rất nhiều bài học cần rút ra từ đại dịch Covid-19, trong đó có việc hệ thống của WHO không hoàn thành sứ mệnh của ḿnh để chúng ta có thể tránh được các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Chúng tôi tin rằng một đánh giá toàn diện về hoạt động của WHO là thỏa đáng sau khi chúng tôi giải quyết được đại dịch hiện tại", thông cáo nêu rơ.
WHO bị chỉ trích v́ cách ứng phó Covid-19
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: Reuters)
Các động thái của Mỹ diễn ra trong bối cảnh WHO hứng không ít chỉ trích do cách ứng phó cuộc khủng hoảng Covid-19 hiện đă lan ra hơn 200 quốc gia và vùng lănh thổ trên thế giới. Nhiều ư kiến cho rằng, WHO chậm trễ trong việc công bố đại dịch. Mặc dù Covid-19 đă lan ra nhiều quốc gia trên thế giới và Trung Quốc đă phải phong tỏa hơn 60 triệu dân, WHO vẫn cho rằng c̣n quá sớm để coi Covid-19 là đại dịch. Đến tận ngày 11/3, WHO mới chính thức công bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu. Sự chậm trễ này bị cho là đă khiến nhiều nước bỏ lỡ "thời gian vàng" để ngăn chặn dịch.
Ngoài ra, WHO cũng bị chỉ trích v́ không gây sức ép với Trung Quốc trong bối cảnh có nhiều cáo buộc cho rằng Bắc Kinh không minh bạch về t́nh h́nh dịch bệnh. Các số liệu và đánh giá của WHO chủ yếu dựa vào số liệu và thông tin do giới chức Trung Quốc với các kết luận hồi cuối tháng 1 như "dịch bệnh có thể kiểm soát được" và "không có bằng chứng lây từ người sang người".
"Họ lẽ ra nên gây sức ép nhiều hơn với Trung Quốc, đặc biệt trong giai đoạn đầu dịch bùng phát", ông Yanzhong Huang, chuyên gia y tế toàn cầu thuộc Đại học Seton Hall, Mỹ, nhận định.
VietBF@sưu tập