Cách biệt cộng đồng đang phát huy hiệu quả tại Hàn Quốc, giúp dịch Covid-19 tạm dừng lại. Ki Moran, cố vấn của chính phủ Hàn Quốc về Covid-19, cho rằng cách biệt cộng đồng là một trong hai vũ khí hữu hiệu của một quốc gia.
Từng là ổ dịch nCoV lớn thứ hai thế giới vào cuối tháng 2/2020, sau Trung Quốc đại lục, Hàn Quốc đang được nhiều chuyên gia quốc tế coi là h́nh mẫu cho nhiều nước học tập trong xử lư Covid-19. Ngày 6/4, Hàn Quốc ghi nhận 47 ca nhiễm nCoV mới, giảm mạnh so với 81 ca một ngày trước đó, và số người nhiễm cả nước hiện ở mức hơn 10.000. Đây là lần đầu tiên Hàn Quốc ghi nhận ít hơn 50 ca nhiễm mới hàng ngày kể từ 29/2, cho thấy t́nh h́nh dịch bệnh đang được kiểm soát tốt, khi Covid-19 đă xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lănh thổ với hơn 1,2 triệu ca nhiễm, hơn 69.000 người chết.
Giáo sư Ki Moran, cố vấn của chính phủ Hàn Quốc về xử lư Covid-19. Ảnh: Twitter.
Giáo sư Ki Moran, chuyên gia dịch tễ học tại tại Trung tâm ung thư quốc gia Hàn Quốc, cố vấn cho chính phủ trong ứng phó với Covid-19, cho biết có ba phương pháp hữu hiệu để một quốc gia ngăn chặn Covid-19. Thứ nhất là người dân cần đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, thứ hai là thực hiện cách biệt cộng đồng (social distancing), mọi người làm việc tại nhà, giữ khoảng cách 2m khi ra đường và thứ ba là chính phủ thực hiện xét nghiệm.
Chính phủ Hàn Quốc không áp lệnh phong toả nhưng đóng cửa trường học và các cơ sở công cộng. Theo Kim, Hàn Quốc đă giảm ước tính 50% hoạt động dịch chuyển trong xă hội (mobility). Seoul cần duy tŕ cách biệt cộng đồng cho đến khi ca nhiễm giảm xuống dưới 10 trong một ngày và các nước cần áp dụng phương pháp này đến cuối tháng 4. Bà cho rằng kể cả khi không thực hiện xét nghiệm, chỉ cần tuân thủ hai biện pháp c̣n lại, các nước có thể giảm đáng kể ca nhiễm nCoV.
"Nếu tuân thủ nghiêm ngặt hai trong ba biện pháp trên, các quốc gia có thể kiểm soát được phần nào t́nh h́nh. Đeo khẩu trang - rửa tay và cách biệt cộng đồng là vũ khí hữu hiệu để chặn đại dịch này", Kim nói với *********.
Trả lời câu hỏi về khuyến nghị với Việt Nam khi kiểm soát ổ dịch tại bệnh viện Bạch Mai, giáo sư cho biết Hàn Quốc truy t́m người nghi tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm nCoV bằng cách điều tra sử dụng thẻ tín dụng và điện thoại di động.
Tính đến ngày 6/4, trong số 241 ca nhiễm nCoV tại Việt Nam, 44 ca liên quan đến bệnh viện Bạch Mai. Các chuyên gia y tế trong nước đánh giá Việt Nam đang trong giai đoạn mất dấu F0, tức là không thể xác định được ai là ca nhiễm đầu tiên, từ khi xuất hiện ổ dịch tại bệnh viện Bạch Mai vào cuối tháng 3/2020.
Giáo sư Kim cho biết thông tin từ thẻ tín dụng, lịch sử cuộc gọi giúp nhà chức trách liên lạc với người dân để xác định t́nh trạng sức khoẻ của họ. Phương pháp này cũng có thể áp dụng với các điểm cần kiểm tra như các nhà hàng. Trong giai đoạn đầu của Covid-19, tại nhà thờ giáo phái Tân Thiên Địa ở thành phố Daegu, Hàn Quốc đă kiểm tra thông tin cá nhân của khoảng 20.000 người để t́m các ca nhiễm.
Với những người có kết quả dương tính với nCoV, Kim cho rằng nhà chức trách cần theo dơi những người liên quan, như người thân, bạn bè và cách ly họ.
Theo giáo sư Kim, Hàn Quốc không ghi nhận t́nh trạng người dân "cố t́nh không báo cáo" về việc từng đến ổ dịch hoặc tiếp xúc với người liên quan đến ổ dịch. Khi không thể lần theo dấu vết của người bị nghi ngờ, Hàn Quốc thông báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó có đài truyền h́nh, về t́nh trạng của các ổ dịch. Khi đó, người nào có liên quan hoặc có triệu chứng, họ có thể đến các trung tâm y tế để kiểm tra nguy cơ nhiễm bệnh.
Trong trường hợp ổ dịch lớn như trường hợp một trung tâm chăm sóc khách hàng 11 tầng, với 5.000 người, Giáo sư Kim cho biết Hàn Quốc đă đóng cửa toà nhà, kiểm tra từng người và cách ly. Chính phủ sau đó đề nghị tất cả các trung tâm chăm sóc khách hàng xem xét cho nhân viên làm việc tại nhà. Hiện tại nhiều trung tâm đă áp dụng biện pháp này.
Kim cho rằng nhà chức trách chỉ có thể xét nghiệm khi xác định được ổ dịch, v́ nhiều người không có triệu chứng. Dữ liệu của Hàn Quốc cho thấy 10% ca nhiễm không có triệu chứng.
"Sức khoẻ của những người không có triệu chứng vẫn ổn nhưng họ có thể lây lan virus. Đó là vấn đề nan giải", bà nói.