Virus Vũ Hán đă khiến nền kinh tế nhiều nước trên thế giới lao dốc. Người dân rơi vào cảnh thất nghiệp, nhiều người đang sống bằng đồng tiền tiết kiệm. Virus corona sẽ tạo ra một ‘thế hệ siêu tiết kiệm’.
Morgan Housel - đối tác tại công ty quỹ đầu tư Collaborative Fund và là tác giả của cuốn "The Psychology of Money" nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với tờ CNBC rằng khủng hoảng do virus corona tạo ra có thể tạo ra "một thế hệ siêu tiết kiệm" - những người sẽ có cách suy nghĩ rất thận trọng về rủi ro tài chính.
"Khi bạn đột nhiên nhận ra được thực tế rằng thế giới mong mạnh hơn những ǵ ḿnh nghĩ, bạn sẽ trở nên rụt rè hơn khi đón nhận những rủi ro trong tương lai so với trước đây".
"Tôi cho rằng điều đó sẽ tạo ra một thế hệ ít muốn chấp nhận rủi ro hơn và họ sẽ không bận tâm tới việc bỏ tuột mất cơ hội bởi họ có xu hướng thích an toàn hơn so với trước đây".
Virus corona hiện đă lây lan cho hơn 1 triệu người trên toàn thế giới với tổng số hơn 53.000 người chết. Những lo sợ về sự lây lan của dịch bệnh đă khiến thị trường cổ phiếu lao đao và các nhà phân tích trên toàn thế giới th́ liên tiếp đưa ra những cảnh báo về một cuộc suy thoái sâu rộng.
Ngày thứ 5, Bộ lao động Mỹ đă ghi nhận 6,6 triệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp được nộp lên trong ṿng 1 tuần qua, tăng gấp đôi so với tuần trước đó. Cá chuyên gia kinh tế dự kiến con số này sẽ c̣n tiếp tục tăng hơn nữa.
Housel nhận định rằng: "Tốc độ nhanh chóng của cuộc khủng hoảng đă tạo ra những lỗ hổng kinh tế gây ra những ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng của con người khi nghĩ về tương lai theo một cách lạc quan".
"Ngay cả khi khủng hoảng có kết thúc vào sáng mai (mà chắc chắn điều đó không bao giờ xảy ra) th́ những ǵ chúng ta đă trải qua cũng đă đủ để lại một ảnh hưởng mang tính thế hệ".
Tác động kinh tế
Mặc dù Housel nói rằng những động thái mang tính xă hội hướng đến việc tích trữ tiền mặt sẽ gây thiệt hại cho tốc độ tăng trưởng GDP nhưng ông nhấn mạnh nó cũng tạo ra triển vọng tăng về mặt kinh tế.
"Điều này sẽ tạo ra một hệ thống mà chúng ta có khả năng quản lư và đón nhận những cú sốc trong tương lai tốt hơn bây giờ. Liệu điều đó có làm chậm tốc độ tăng trưởng trong tương lai? Có thể lắm nhưng nó sẽ tạo ra một xă hội mạnh hơn về mặt tài chính.
Trong lịch sử, những cú sốc kinh tế mạnh nhất cũng đều dẫn đến một sự chuyển dịch tránh xa chi tiêu khi người tiêu dùng thích tiết kiệm tiền hơn.
Tỷ lệ những người Mỹ thích tiết kiệm hơn chi tiêu tăng đáng kể sau khủng hoảng năm 2008 theo dữ liệu của Gallup. Trong khảo sát năm 2019, trên 60% người trưởng thành vẫn nói rằng họ thích tiết kiệm hơn chi tiêu.
Bởi vậy, không ngạc nhiên khi virus corona ảnh hưởng nhiều tới thói quen chi tiêu. Một nghiên cứu mới công bố cho thấy 52% người Mỹ đă cắt giảm chi tiêu để đối phó với đại dịch lần này.
Mark Hamrick - nhà kinh tế trưởng tại Bankrate th́ nói rằng việc thế hệ trẻ trở nên bớt liều lĩnh hơn sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế.
"Một điều chúng tôi nh́n thấy từ khủng hoảng tài chính là mọi người - đặc biệt là người trẻ - có xu hướng ít đầu tư vào thị trường chứng khoán bằng tiền tiết kiệm nghỉ hưu bởi họ không tin tưởng vào thị trường nữa. Nhưng đáng tiếc làm như vậy là họ đă bỏ qua một cơ hội tốt để có thể nghỉ hưu sớm".
Điểm khác biệt giữa châu Âu và Mỹ
Tuy nhiên, Paul Donovan - Kinh tế trưởng tại UBS Global nói rằng ông vẫn hoài nghi việc khủng hoảng lần này có thay đổi đáng kể tư duy người tiêu dùng.
"Đại suy thoái đă thay đổi thói quen ở Mỹ bởi nó tàn phá trong một thời gian dài. C̣n bây giờ, dĩ nhiên, chung tôi hy vọng dịch bệnh sẽ xảy ra tương đối ngắn thôi".
Donovan cũng nói rằng sẽ có một vài khác biệt trong thói quen giữa các quốc gia khi chính phủ có những biện pháp khác nhau để đối phó với đại dịch.
"Châu Âu đă có những hành động cần thiết để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng thất nghiệp. Lấy Đan Mạch và Pháp là một ví dụ. Họ đă đưa ra những biện pháp hỗ trợ trả lương tới 70 -80% giúp doanh nghiệp vẫn giữ được nhân viên, người lao động vẫn có việc làm".
Nhờ chính phủ, "mọi người sẽ không cảm thấy bất an với số tiền trước đó họ đă tiết kiệm được".
"Tuy nhiên có một thực tế là bạn cần phải có thu nhập đủ cao để có thể tiết kiệm. Và thật không may là ở Mỹ, những người thất nghiệp có xu hướng là người thu nhập thấp - người người chi tiêu c̣n chưa đủ. Họ không cần có khả năng tiết kiệm, và chắc chắn cũng không cần gia tăng tiết kiệm".