4/4
Một số doanh nghiệp nhỏ của người Việt ở Mỹ như siêu thị, nhà hàng đang lâm vào t́nh trạng khó khăn chưa từng thấy v́ dịch bệnh Covid-19, phải gồng gánh xoay sở và mong chờ được chính quyền hỗ trợ.
Gói cứu trợ khổng lồ trị giá 2.200 tỷ đô la mà chính phủ Mỹ vừa thông qua có dành ra gần 350 tỷ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ có thuê mướn từ 500 lao động trở xuống. Theo hướng dẫn mới nhất vừa được Cục quản lư Doanh nghiệp nhỏ (SBA) đưa ra th́ các doanh nghiệp này sẽ được cho vay đến 250% tổng chi phí trả lương cùng chi phí cố định (overhead) của một tháng với mức lăi suất 1%.
Nếu doanh nghiệp vay giữ lại tất cả nhân viên và trả lương cho họ đầy đủ th́ số nợ vay này sẽ được miễn hoặc giảm. Chính phủ sẽ trả lại số nợ này cho ngân hàng thay cho doanh nghiệp. Trong buổi họp báo hôm 2/4, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin cho biết các doanh nghiệp có thể ngay lập tức bắt đầu nộp đơn kể từ 0h ngày 2/4.
Trong một cuộc phỏng vấn với VOA, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng ưu tiên hàng đầu của Mỹ là phải ứng cứu các doanh nghiệp nhỏ v́ họ ‘thuê mướn nhiều nhân viên nhất trong nền kinh tế’. Như thế mới ‘tạo được những ảnh hưởng về kinh tế xă hội cho nước Mỹ’.
‘Cho nhân viên nghỉ’
Trao đổi với VOA, ông Nguyễn Thanh Thụy, chủ hai nhà hàng Việt Nam ở thành phố du lịch Orlando, tiểu bang Florida, với số nhân viên gần 20 người, cho biết các nhà hàng của ông đă đóng cửa từ ngày 19/3.
Mặc dù chính quyền không bắt buộc các nhà hàng phải đóng cửa miễn là không phục vụ khách hàng tại chỗ, nhưng ông Thụy cho rằng những ngày này ‘không có khách hàng đến mua đem về’ nên ông buộc ḷng phải đóng cửa để tiết kiệm chi phí trả lương nhân viên.
Tuy nhiên, ông cho biết ông vẫn trả một khoản tiền lương tương đương 10 ngày lương để hỗ trợ khó khăn cho những người làm đă gắn bó với ông lâu năm và ông gọi đây là ‘vấn đề t́nh cảm’.
C̣n đối với những người đi làm bán thời gian, chẳng hạn như các sinh viên đi làm thêm, ông nói rằng ông ‘không thể trả tiền hết cho mọi người được’.
Về tiền thuê nhà, ông Thụy, người sở hữu các nhà hàng Saigon Noodles and Grill và Hương Việt ở Orlando, nói: “Họ vẫn gửi thư kêu trả tiền nhà, nhưng trong trường hợp ḿnh không có tiền trả bây giờ họ cũng thông cảm. Chủ đất là người Việt Nam nên họ cũng rất biết điều. Ḿnh c̣n trả được th́ trả, c̣n nếu không chờ gói trợ cấp của chính phủ sẽ tính sau.”
Khi được hỏi trông đợi ǵ về sự cứu trợ của chính quyền, ông nói: “Nếu họ cho ḿnh mượn tiền với lăi suất cỡ chừng 3,25-3,75% th́ cũng không có lợi ǵ hết. Trường hợp họ cho ḿnh vay không có lăi suất th́ ḿnh có thể làm này làm kia.”
“Nếu ḿnh đủ bản lĩnh xoay sở được, không cần mượn tiền, không cần phải trả tiền lời th́ vẫn tốt hơn,” ông nói thêm.
Khi được hỏi về cách xoay sở, ông Thụy nói ông sẽ dùng đến tiền tiết kiệm cá nhân của ông, điều đ́nh với chủ đất để được giảm tiền nhà và ra khai báo không có thu nhập với hăng bảo hiểm.
“Nếu tiền nhà giảm từ 5.000 xuống c̣n 2.000 đô la một tháng th́ ḿnh có thể bỏ ra 10.000 đô la đủ để lo cho 5 tháng tiền nhà để không bị chủ đất lấy lại và sau này có thể mở cửa trở lại,” ông giải thích. “Tiền ḿnh bỏ ra th́ ḿnh có thể khai với bảo hiểm, họ sẽ chi trả cho ḿnh một phần.”
Dựa vào cách đó, trường hợp dịch bệnh kéo dài vài tháng th́ ông nói ông ‘vẫn có thể xoay sở được’ mà ‘không hoảng hốt’.
Ông cho biết ông đang t́m hiểu về gói cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ mà trên thực tế sau này sẽ được miễn, giảm nợ luôn.
“Nếu vay được số tiền khoảng 30.000 đô la th́ ḿnh có thể giữ được nhà hàng mà không phải đóng cửa luôn,” ông nói.
“Nếu bắt trả lương đầy đủ th́ phải làm bài toán cộng trừ nhân chia. Nếu số tiền họ cho vay không đủ trang trải các chi phí đó th́ ḿnh sẽ không mượn. C̣n nếu họ cho ḿnh vay vài chục ngàn để ḿnh đủ trả lương nhân viên để họ khỏi đi ăn tiền thất nghiệp th́ tôi sẽ mượn.”
Ngoài ra, ông cũng nói rằng nếu được chính phủ giảm thuế nữa ‘th́ càng tốt’. “Các doanh nghiệp như chúng tôi may ra tiết kiệm được vài ngàn đồng tiền thuế mỗi năm,” ông nói.
Trả lời câu hỏi có sợ bị mất nhân viên không khi phải cho họ nghỉ việc lâu dài như vậy, ông nói đây là t́nh trạng chung nên ‘các nhân viên cũng hiểu’.
“Bây giờ nếu họ có kiếm chỗ làm khác th́ thật sự không có chỗ nào khác cho họ xin việc hết. Hơn nữa ḿnh đă đối xử với nhân viên rất tốt trong mấy năm nay nên chắc họ cũng sẽ không đi qua chỗ khác,” ông giải thích.
Theo lời ông th́ t́nh trạng khủng hoảng như thế này là ‘lần đầu tiên ông trải qua trong 45 năm ở Mỹ’.
“Cũng có một lúc trong năm 2008 kinh tế Mỹ đi xuống nhưng không tới mức như vậy.”
“Cắt giảm chi phí’
Một chủ doanh nghiệp nhỏ người Việt khác là ông Vơ B́nh, chủ sở hữu 6 siêu thị châu Á xung quanh thành phố Atlanta, thủ phủ tiểu bang Georgia, nói với VOA là do thuộc dạng dịch vụ thiết yếu nên các chợ của ông vẫn mở cửa trong mùa dịch mặc dù thời gian mở cửa ngắn hơn và ít khách hàng hơn.
“Doanh thu xuống nhiều lắm,” ông cho biết.
“Tôi áp dụng một số biện pháp cắt bớt chi tiêu nhưng hầu như không có được bao nhiêu v́ có một số người ḿnh không muốn họ nghỉ nên vẫn giữ người. Chỉ có điều bây giờ họ làm ít giờ hơn một chút chứ không có làm ngoài giờ nhiều,”ông nói.
Do đó, tiền lương của nhân viên ngoài tiền làm phụ trội ‘vẫn giữ nguyên’, theo lời ông B́nh, người đang thuê mướn gần 500 lao động.
Về mong đợi được chính quyền giúp đỡ như thế nào, ông B́nh nói ông muốn được hỗ trợ tiền trả lương nhân viên để ông ‘không phải sa thải’, tiền trả tiền nhà v́ ‘chi phí rất cao’ và chi phí điện nước.
“Bây giờ mà đuổi người có kinh ngiệm sau này mướn lại sẽ khó khăn,” ông giải thích. “Nhưng buôn bán không được mà chi phí lương nhân viên cao th́ không cách nào gồng gánh nổi.”
C̣n về thuế, ông cho rằng ‘đến cuối năm mới đóng’ nên ‘ngay bây giờ chưa cần lắm’.
Về gói cứu trợ của chính phủ, ông mong là đến ‘càng sớm càng tốt’.
“Vấn đề là khi nào số tiền đó tới tay ḿnh. Tại v́ nhân viên của tôi, tôi không thể nào gồng thêm 6 tháng, 1 năm nữa. Nếu tiền tới bây giờ th́ tôi mới có tiền trả lương nhân viên.”
“Những việc làm của Chính phủ thường không nhanh. Khi đồng tiền tới tay doanh nghiệp th́ nhiều người đă sa thải rồi, cho nên lúc này rất cáp bách,” ông nói thêm và cho biết ông cần tiền ‘trong ṿng 1-2 tuần nữa’.
Việc đảm bảo an toàn và sức khỏe cho nhân viên, những người phải đi làm trong mùa dịch, cũng làm ‘đội chi phí lên’, ông nói.
Theo lời ông th́ ông ‘làm hết những ǵ có thể’ như gắn thêm lớp kính mỏng nơi tính tiền để ngăn tiếp xúc, phát khẩu trang cho nhân viên, khử trùng các khu vực chợ nhiều lần trong một ngày.
“Chúng tôi có đo nhiệt độ cho nhân viên. Khách hàng khi vào chợ cũng được quét nhiệt độ để ngăn chặn mầm bệnh.”
“Những ngày này nếu mua được nước khử trùng phải trả tiền gấp ba, gấp bốn lần,” ông giải thích. “Khẩu trang cũng đang khan hiếm. Chúng tôi phải trả tiền cao mới mua được cho nhân viên hay khách hàng.”
Ngoài ra, ông cho biết là ông đă khuyên các nhân viên lớn tuổi ở nhà và ông sẽ ‘giúp chu cấp một phần’ và giúp họ khai thất nghiệp.
So sánh với đợt khủng hoảng năm 2008, ông cho biết t́nh h́nh lần này ‘tồi tệ hơn nhiều’.
“Lần này có cái đặc biệt là mọi người không ra đường nên tất cả việc làm ăn buôn bán đều xuống,” ông B́nh, người đă định cư ở Mỹ được 45 năm, nói. “Hồi năm 2008 vẫn c̣n một số người có công ăn việc làm và họ vẫn c̣n đi lại được và tiếp xúc với nhau được.”
“Người dân ai cũng lo cho sức khỏe, sợ nhiễm bệnh nên họ ở trong nhà. Họ c̣n tâm trạng đâu mà nghĩ đến chi tiêu cho mua sắm, ăn ngon.”