04/02/20
Kính tiễn biệt Thiếu Tướng Lê Minh Đảo
Để nhớ Ngày “Anh Tư Về Trời”
Kết thúc cuộc chiến dang dở không thành
Nơi Quê Nhà Ở Việt Nam.
(30/4/1975-19/3/2020).
Thiếu Tướng Lê Minh Đảo trả lời phỏng vấn phóng viên chiến trường nước ngoài tại chiến trường Xuân Lộc, tháng 4, 1975.
Trích ..
II- Mặt đối Mặt qua băi lửa
B́nh nguyên tỉnh Long Khánh trải rộng trên vùng rừng miền Đông Nam Bộ, tả ngạn sông Đồng Nai, trước đây vốn là Quận Xuân Lộc thuộc Tỉnh Biên Ḥa. Năm 1955 Chính Phủ Việt Nam Cộng Ḥa thành h́nh những đơn vị hành chánh mới, Xuân Lộc tách ra thành một tỉnh riêng với thủ phủ là vị trí của quận đường cũ nay được mang thêm danh xưng là Quận Châu Thành, Tỉnh Long Khánh. Long Khánh nằm trên ngă ba của Quốc Lộ 20 (đi Đà Lạt) và Quốc Lộ I, lối ra Trung, đường đi Hàm Tân, Phan Thiết. Sau thành công đánh chiếm Tây Nguyên (Vùng II) và Vùng I Chiến Thuật do sự rút bỏ hỗn loạn của quân đội Miền Nam (mà thật sự chỉ do quyết định toàn quyền, độc nhất của Tổng Thống NguyễnVăn Thiệu); phía cộng sản rút kinh nghiệm từ Mậu Thân (1968) và Tổng công kích Xuân-Hè 1972 (thất bại do phân tán lực lượng trên nhiều mục tiêu, lẫn lộn giữa “điểm-mặt trận chính” và “diện-mục tiêu phụ”); chiến dịch năm nay, 1975, Bộ Tổng Quân Ủy quân đội Miền Bắc quyết tâm tiêu diệt Miền Nam qua chiến thuật tập kích tấn công từ một điểm xong mở rộng ra, tránh giao tranh nếu gặp kháng cự mạnh để tất cả đồng nhất tiến về Sài G̣n – mục tiêu cuối cùng phải đánh chiếm của cuộc chiến tranh “giải phóng ngụy danh”…
Trung Ương Đảng ra lệnh cho Trung Ương Cục Miền Nam cùng tất cả lực lượng vũ trang phải hoàn thành công cuộc giải phóng Miền Nam. “Xung phong tiến lên tấn công Sài G̣n, mà hiện tại kẻ thù đang tan ră, không c̣n sức mạnh chiến đấu. Chúng có năm sư đoàn, chúng ta có mười lăm sư đoàn, chưa kể đến lực lượng hậu bị chiến lược. Chúng ta phải chiến thắng bất cứ giá nào: Đấy là quan điểm của Trung Ương Đảng. Khi tôi (Lê Đức Thọ) rời miền Bắc, các đồng chí ở Bộ Chính Trị đă nói rằng: “Đồng chí phải đoạt thắng lợi, đồng chí chỉ trở về với chiến thắng” (9)
Chiến dịch Hồ Chí Minh được đặt tên qua công điện 37/TK do chính Lê Đức Thọ, Chính ủy chiến dịch phổ biến đến với tất cả lực lượng vũ trang đang có mặt tại miền Nam: Mười lăm sư đoàn quân chính quy cộng sản Bắc Việt. Những danh xưng này cần phải viết đủ để trả lời cho những quan điểm chiến lược vạch nên từ Ṭa Bạch Ốc, Ngũ Giác Đài, được phổ biến khắp hệ thống truyền thanh, truyền h́nh thế giới trong bao năm qua: “Chiến tranh Việt Nam là do lực lượng Việt cộng (những người “quốc gia yêu nước Miền Nam” nổi dậy lật đổ chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa); nếu lực lượng của Hà Nội có kể đến chăng th́ cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ, chỉ đóng vai tṛ “yểm trợ” v́ “98% của vấn đề (chiến tranh) là ở Miền Nam, chứ không là Miền Bắc”(10).
Bởi quan niệm như thế kia, nên hôm nay, sau lần kư Hiệp Định Paris hai năm, ba tháng, t́nh h́nh quân sự hoá nên tồi tệ như một điều tất yếu, và chắc rằng Lê Đức Thọ được chọn lựa giữ nhiệm vụ chính ủy cho chiến dịch đánh chiếm không phải do t́nh cờ, vô cớ – bởi đấy là kẻ được thế giới trao tặng giải Nobel Ḥa B́nh do đă thiết lập cùng Ngoại Trưởng Kissinger cái gọi là hiệp định “tái lập ḥa b́nh tại Việt Nam” kia. Chúng tôi không đủ nhẫn tâm, trân tráo để viết hoa nên nhóm danh tự nầy – V́ nếu thế sẽ được đánh giá là “đă tham gia vào một quá tŕnh lừa lọc – Quá tŕnh đùa cợt và khinh miệt nỗi khổ đau của toàn Dân Tộc Việt” – Khối dân bi thương luôn cầu mong được sống một ngày b́nh an qua gần nửa thế kỷ sống trong lửa.
Sơ đồ trận chiến Xuân Lộc tháng 4-1975.
Chúng ta trở lại chiến trường với Tướng Quân Lê Minh Đảo và những người lính đang giữa trùng vây của lửa. Ở mặt trận Long Khánh. Ngay từ ngày đầu của năm 1975, Sư đoàn 18 đă phải đối phó với t́nh trạng căng quân ra giữ vững vùng lănh thổ trách nhiệm, cùng tập trung lực lượng để chiếm lại phần đất đă bị lấn chiếm. Tiếng gọi là một sư đoàn, nhưng Tướng Đảo chưa hề tập trung đủ lực lượng cơ hữu để điều động trong một cuộc hành quân quy mô cấp sư đoàn. Đầu tháng Ba 1975, Trung Đoàn 48 lại tăng phái cho Sư Đoàn 25 trách nhiệm mặt trận Tây Ninh, vùng Tây Sài G̣n cũng chung Vùng III Chiến Thuật với Sư Đoàn 18. Thế nên khi trận chiến bắt đầu ngày 9 tháng 4, 1975 ông chỉ có một lực lượng sư đoàn (trừ) gồm những đơn vị:
– Chiến đoàn 43 do Đại Tá Lê Xuân Hiếu chỉ huy gồm trung đoàn 43 (trừ Tiểu Đoàn 2/43 đóng giữ các cao điểm quan trọng) gồm Tiểu Đoàn 2/52 (cơ hữu của Trung Đoàn 52);
– Tiểu đoàn 82 Biệt Động Quân Biên Pḥng của Thiếu Tá Vương Mộng Long.
Trước khi trận chiến bùng nổ, Thiếu Tướng Đảo khẩn thiết yêu cầu viên tư lệnh quân đoàn, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn hoàn trả lại Trung Đoàn 48; khi nhận được trung đoàn nầy về, Tướng Đảo xử dụng đơn vị để trấn giữ mặt đông thị xă – đoạn đường từ Xuân Lộc đến thị trấn Giá Rai, mặt Bắc của Ngă Ba Ông Đồn đường đi vào Quận Tánh Linh, Tỉnh B́nh Tuy, trung tâm của mật khu Rừng Lá mà từ đầu khởi cuộc chiến (1960) đă là một vùng bất khả xâm phạm, do đấy là hành lang chuyển quân từ đồng bằng, vùng biển (Vùng III của VNCH) lên miền Tây Nguyên.
Phải nói qua đơn vị kỳ lạ này với sự tồn tại tưởng như huyền thoại. Tiểu Đoàn 82 vốn thuộc Quân Khu II Tây Nguyên, khi mặt trận Ban Mê Thuộc bị vỡ, Thiếu Tá Long vừa đánh vừa rút lui xuống đồng bằng. Từ Ban Mê Thuột, Long đưa đơn vị vượt Cao Nguyên Di Linh băng rừng về Bảo Lộc (nằm trên Quốc Lộ 20 khoảng giữa đường đi Đà Lạt), ông tiếp tục băng rừng theo hướng Tây Nam về Long Khánh. Ngày 6 tháng 4 (gần một tháng sau trận Ban Mê Thuột, ngày 10 tháng 3), Tướng Đảo nhận được một công điện khẩn từ các toán tiền đồn. Một đơn vị lạ với y phục Biệt Động Quân xuất hiện. Sau khi kiểm chứng với Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Quân Khu III (Biên Ḥa), Tướng Đảo dùng trực thăng bốc toán quân của Thiếu Tá Long – một tiểu đoàn biệt động chỉ c̣n khoảng 200 người. Lực lượng Chiến Đoàn 43 có nhiệm vụ pḥng thủ nội vi Xuân Lộc hợp cùng các đơn vị của Tiểu Khu Long Khánh do Đại Tá Phúc làm chỉ huy trưởng – Chiến Đoàn 52 của Đại Tá Ngô Kỳ Dũng gồm Trung Đoàn 52 (trừ Tiểu Đoàn 2/52 tăng phái như kể trên) và các đơn vị trinh sát, thiết giáp, pháo binh thống thuộc hành quân. Đơn vị nầy trấn giữ dọc Quốc Lộ 20 (Bắc-Tây Bắc Long Khánh) từ Kiệm Tân (cứ điểm chặn đường từ Đà Lạt xuống) đến Ngă Ba Dầu Giây (giao điểm của hai Quốc Lộ I và 20), nút chặn về Biên Ḥa, nơi đặt bản doanh của Quân Đoàn III, Sư Đoàn 3 Không Quân, thị xă cách Sài G̣n 30 cây số về hướng Bắc.
Với quân số như kể trên, Sư Đoàn 18 Bộ Binh quả thật đă gánh một nhiệm vụ quá khổ, dẫu trong thời b́nh yên chứ chưa nói về t́nh thế khẩn cấp của tháng 4, 1975. Trước 1972, vùng này được tăng cường một lữ đoàn thuộc lực lượng Hoàng Gia Úc – Tân Tây Lan, Lữ Đoàn 11 Chiến Xa do Đại Tá Patton chỉ huy (con của Danh Tướng Patton của lực lượng thiết kỵ Hoa Kỳ trong Đệ Nhị Thế Chiến) cùng những đơn vị bộ binh, nhảy dù Mỹ; chưa kể đến Sư Đoàn Măng Xà Vương Thái Lan tăng phái, trách nhiệm vùng Long Thành, dọc Quốc Lộ 15, đường đi VũngTàu. Sư đoàn 18 lại là một đơn vị tân lập (chỉ trước Sư Đoàn 3 Bộ Binh của Vùng I), nhưng những người lính cơ hữu cùng các đơn vị diện địa, tăng phái đă lập nên kỳ tích tưởng không thực vào trong lúc toàn bộ quân lực, đất nước thậm khẩn cấp nguy nan, những đại đơn vị đă vỡ tan v́ cách điều quân “di tản chiến thuật” quái đản phát xuất từ Dinh Độc Lập.
Thành lập từ năm 1965, đầu tiên đơn vị có danh hiệu là “Sư Đoàn 10 Bộ Binh”, và quả như số hiệu không mấy may mắn này báo trước, theo báo cáo lượng giá hằng tháng SAME (System Advisor Monthly Estimation) của giới chức cố vấn Mỹ cao cấp trong năm 1967, sư đoàn bị xếp hạng là một trong những đại đơn vị yếu nhất của quân lực. Tính đến năm 1972, hiệu kỳ sư đoàn chỉ nhận một lần tuyên công. Nhưng tất cả điều nầy đă thuộc về quá khứ, năm 1974 đơn vị trở nên thành đơn vị xuất sắc nhất mang giây Biểu Chương Quân Công Bội Tinh (11), bởi một điều đơn giản nhưng vô cùng thiết yếu đă được thực hiện: Tướng Quân Lê Minh Đảo về nắm quyền chỉ huy đơn vị từ sau trận chiến Mùa Hè 1972, và ông đă dựng nên sự biến đổi thần kỳ kia với bản lănh thực sự của một “vơ tướng”: Sống-Chết cùng Binh Sĩ-Đơn Vị.
Phải, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo không có ǵ ngoài những người lính gian khổ dưới quyền, những viên sĩ quan cấp úy trung đội trưởng, với quân số c̣n lại đúng “mười hai người” chờ đợi để chết trước lần một biển người, chiến xa, đại pháo dập tới (12). Nếu có một người (chỉ một người thôi) để ông có thể trao ḷng tin cậy cùng là một vị tướng nổi danh liêm khiết – Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn III – Nhưng oan nghiệt và uất hận thay, trong giờ phút sôi lửa kia, vị tướng trung chính ấy đă chết v́ một viên đạn bức tử tại văn pḥng do “sẩy tay, lạc đạn khi chùi súng?!” (13)
Quả thật, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo không c̣n ai, không có ai ngoài tập thể những Người Lính đang quyết ḷng giữ chắc tay súng – Nhiệm vụ mà họ xả thân tận hiến từ một thuở rất lâu không hề nói nên lời. Trận thử sức cuối cùng, tháng 4, 1975 tại Xuân Lộc, Long Khánh là một dấu tích sẽ c̣n lại muôn thuở với lịch sử.
Chúng ta không nói điều quá đáng. Hăy nh́n sang phía đối phương để thử t́m so sánh, từ đấy lập nên phần thẩm định chính xác. Đối mặt binh đội của Tướng Đảo là Quân Đoàn IV cộng sản Bắc Việt do Trung Tướng Hoàng Cầm chỉ huy. Một quân đoàn vừa thành h́nh trong ngày 20 Tháng 7, 1974 theo sách lược chung của cộng sản Hà Nội – Toàn phần vất bỏ Hiệp Định Paris, quyết thanh toán Miền Nam bằng vũ lực với trận mở màn thử xem phản ứng của chính quyền, quân đội Mỹ: Tấn Công Thị Xă Phước Long thuộc tỉnh Phước B́nh (Đông Bắc Sài G̣n, 12 Tháng 12, 1974). Sau lần toàn phần chiếm đóng Phước Long (6 tháng 1, 1975) mà chính phủ Mỹ hoàn toàn im lặng, cũng tương tự như phản ứng thụ động của Hạm Đội 7 Mỹ để mặc Hải Quân Trung Cộng chiếm đóng Trường Sa, tấn công tiêu diệt Hạm Đội Việt Nam, Bộ chính trị trung ương đảng cộng sản Hà Nội quyết định thanh toán Miền Nam bằng súng đạn, điển h́nh qua câu nói khoái trá của Phạm Văn Đồng trong buổi hội đầu năm 1975: “Cho kẹo Mỹ cũng vào lại Việt Nam“. (14)
Hoàng Cầm chủ nhân của loại bếp ém khói, là tiểu đoàn trưởng của lực lượng tấn công vào trung tâm pḥng thủ Điện Biên Phủ năm 1954; khi chiến tranh khởi cuộc (1960), Hoàng Cầm giữ chức tư lệnh Sư Đoàn 312, chuyển vào Nam năm 1965 để chỉ huy Sư Đoàn 9 khi đơn vị này mới thành lập; Mậu Thân 1968, Cầm phụ trách tham mưu của Trung Ương Cục Miền Nam; Tổng Công Kích 1972, tiếp lên chức tham mưu trưởng và bây giờ, kể từ 1974 tư lệnh Quân đoàn 4, trách nhiệm tấn công Sài G̣n từ mặt Đông Bắc qua ngơ Long Khánh của Tướng Đảo. Tướng Hoàng Cầm có dưới tay ba sư đoàn: 6, 7 và 341, chưa kể lực lượng địa phương, yểm trợ thuộc Quân Khu 7 cộng sản. Tương quan lực lượng coi như 4 đánh 1. Nhưng cũng không hẳn thế, Tướng Hoàng Cầm c̣n được cả một bộ chính trị đảng cộng sản Hà Nội trực tiếp chỉ đạo, yểm trợ và tăng cường với Văn Tiến Dũng, Tổng tham trưởng quân đội Miền Bắc, Phạm Hùng, bí thư Trung ương cục Miền Nam, Lê Đức Thọ ủy viên Bộ chính trị, Bí thư chiến dịch… Tất cả đang có mặt tại Lộc Ninh, nơi chỉ cách chiến trường Xuân Lộc hơn 100 cây số đường chim bay.
Thọ vừa đến từ Hà Nội không phải theo “đường ṃn Hồ Chí Minh” với ba lô trên lưng như cách “mô tả” thành thạo trong những cuốn sách “nghiên cứu” về chiến tranh Việt Nam; Thọ đến từ sân bay Nam Vang, đi xe hơi đến biên giới Việt-Miên, xong dùng Honda tới Lộc Ninh (để tránh phi cơ và biệt kích của phía VNCH phát hiện). Trước những nhân vật kể trên, Trần Văn Trà, Tư lệnh Khu 7 báo cáo về t́nh h́nh quân sự. Phạm Hùng hỏi về tiếp liệu đạn dược; viên cán bộ phụ trách hậu cần trả lời: “Báo cáo đồng chí, ta có đủ đạn để bắn (bọn ngụy) sợ đến ba đời…” (15)
Đấy không phải là lời nói đùa, v́ sau này khi thắng lợi nghiêng về phía quân Cộng Ḥa, bộ tư lệnh mặt trận (cộng sản) đă cho thay thế Tướng Hoàng Cầm bằng Trần Văn Trà, vốn là người chỉ huy chiến trường miền Đông từ chiến tranh 1945-1954; và tăng cường thêm Sư Đoàn 325, đơn vị tổng trừ bị quân đội miền Bắc, lực lượng nỗ lực chính đánh chiếm Nha Trang, Phan Rang đầu tháng 4, và Trung Đoàn 95B biệt lập từ vùng châu thổ Sông Cửu Long kéo lên tăng cường – nâng tỷ số tác chiến (ban đầu) lên thành 5 đánh 1.
Phan Nhật Nam
(C̣n tiếp 1 kỳ)