Một số ca viêm phổi COVID-19 mới "bất thường" đă được phát hiện tại đất nước Italy với triệu chứng sốt cao, ho và khó thở từ cuối năm ngoái, khiên chủng virus corona mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm phổi cấp (COVID-19) có thể đă vượt biên giới Trung Quốc trước khi giới chức y tế phát hiện ra chứng bệnh này.
Ảnh: New York Times
Chủng virus corona mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm phổi cấp (COVID-19) có thể đă vượt biên giới Trung Quốc trước khi giới chức y tế phát hiện ra chứng bệnh này, một giáo sư người Italy b́nh luận trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh quốc gia Mỹ NPR, báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP - Hồng Kông) đưa tin.
Cụ thể, trong cuộc phỏng vấn với đài NPR tuần trước, Giáo sư Giuseppe Remuzzi, Giám đốc Viện Nghiên cứu Dược phẩm Mario Negri, thành phố Milan, Italy, đă tiết lộ rằng một số trường hợp có biểu hiện "viêm phổi rất kỳ lạ" đă được phát hiện tại châu Âu từ tháng 11 năm ngoái.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh giữa Mỹ và Trung Quốc đang nổ ra cuộc khẩu chiến rất căng thẳng về nguồn gốc của COVID-19, khi Washington "chọc giận" Bắc Kinh bằng cách liên tục gọi virus corona chủng mới là "virus Trung Quốc", và phía Bắc Kinh cũng không kém cạnh khi nhiều lần đề cập tới thuyết âm mưu cho rằng quân đội Mỹ đưa virus vào nước này.
Do đó, trong thời điểm hết sức nhạy cảm như hiện nay, các b́nh luận của ông Remuzzi đă thu hút nhiều sự chú ư tại Trung Quốc - khi chính quyền nước này nỗ lực phủ nhận các cáo buộc của Mỹ và bác bỏ cách gọi "virus Trung Quốc" hay "virus Vũ Hán".
Giáo sư Giuseppe Remuzzi. Ảnh: SCMP
Vấn đề mấu chốt là virus corona đă lây lan bao xa trước khi được phát hiện
Trong một cuộc phỏng vấn sau đó với báo khoa học - công nghệ DeepTech của Trung Quốc, được đăng tải hôm thứ 3 (24/3) vừa qua, ông Remuzzi đă đính chính rằng lập luận mấu chốt của ông trong cuộc phỏng vấn với NPR không phải là virus bắt nguồn từ đâu, mà là nó đă lây lan bao xa trước khi được các nhà khoa học phát hiện.
Theo vị giáo sư này, một trong những nghi vấn lớn nhất liên quan tới dịch bệnh là nó đă lây lan tại Trung Quốc trong bao lâu trước khi giới chức y tế nước này nhận ra sự nghiêm trọng của dịch bệnh.
Tính đến thời điểm hiện tại (11h ngày 26/3 - theo giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới đă tăng lên 471.044 người, tổng số ca tử vong do dịch bệnh này là 21.284 người, theo số liệu được cập nhật trên trang thống kê worldometers.info.
Xét đến thời gian ủ bệnh dài, giáo sư Remuzzi cho biết ông sẽ không ngạc nhiên nếu một số người mang mầm bệnh và không có triệu chứng bệnh đă đi du lịch khắp Trung Quốc, hoặc thậm chí là ra nước ngoài trước tháng 12 - khi thông tin về dịch bệnh chính thức được Bắc Kinh xác nhận.
Mặc dù không loại trừ khả năng virus corona chủng mới có nguồn gốc bên ngoài thành phố Vũ Hán, nhưng ông Remuzzi cho biết đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy giả thuyết này là đúng.
Khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại Mỹ khiến hơn 1.000 người tử vong, Tổng thống Mỹ Donald Trump đă nhiều lần gọi tên virus corona chủng mới là "virus Trung Quốc", trước khi "đổi giọng" vào hôm thứ Hai (23/3) vừa qua với quyết định ngừng sử dụng cách gọi này.
Trong khi đó, phía Bắc Kinh đă cáo buộc Washington "bêu xấu" nước này khi cố t́nh ghép tên Trung Quốc với đại dịch.
Trước cuộc khẩu chiến gay gắt ấy, một số cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc - bao gồm các cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc như Nhân dân Nhật báo hay phụ bản của nó là tờ Thời báo Hoàn Cầu - đă trích dẫn b́nh luận của Giáo sư Remuzzi về sự xuất hiện của "bệnh viêm phổi lạ" tại châu Âu để phản bác những tuyên bố nhắc đến "virus Trung Quốc".
Tuy nhiên, theo Giáo sư Remuzzi, trong cuộc phỏng vấn với đài NPR, điều ông muốn giải thích là lư do Italy đă mất cảnh giác khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát vào tháng 2 năm nay.
Bên cạnh đó, ông Remuzzi cũng thảo luận về những khó khăn khi Italy phải chống lại một căn bệnh mà họ không biết là có tồn tại, và cho rằng các ca bệnh "bất thường" được phát hiện vào tháng 11, 12/2019 có thể là bằng chứng cho thấy virus corona chủng mới đă xuất hiện tại Lombardy - vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại Italy - trước khi mọi người biết về t́nh h́nh dịch bệnh ở Vũ Hán.
Những ca bệnh "bất thường"
Trong cuộc phỏng vấn với DeepTech và hăng thông tấn trung ương Trung Quốc CGTN, ông Remuzzi cũng đề cập tới những ca bệnh "bất thường" nói trên; nhưng cũng nhấn mạnh rằng đây là thông tin ông chưa thể tự ḿnh xác nhận mà chỉ nghe qua lời kể của một số bác sĩ đa khoa Italy.
Nhưng ông Remuzzi cũng nhắc tới một số ca bệnh bất thường mà ông "biết rất rơ", trong đó bao gồm hai bệnh nhân viêm phổi ở Scanzorosciate, Bắc Italy được phát hiện vào tháng 12 năm ngoái. Các bệnh nhân này đă có triệu chứng sốt cao, ho và khó thở.
Ngoài ra, Giáo sư Remuzzi cũng biết đến 10 bệnh nhân bị viêm phổi kẽ hai bên ở hai thị trấn lân cận khác là Fara Gera DỉAdda và Crema. Những người này cũng có các triệu chứng tương tự như trên.
Theo lời ông Remuzzi, các bác sĩ địa phương đă xếp những trường hợp này vào nhóm "bất thường", nhưng loại trừ khả năng họ bị nhiễm virus cúm mùa v́ tất cả các bệnh nhân này đều đă tiêm pḥng.
"Lư do chúng tôi không thể xác nhận các bệnh nhân đó có nhiễm COVID-19 hay không v́ vào thời điểm đó chưa có xét nghiệm, và các bệnh nhân này cũng không được chụp X-quang", ông Ramuzzi nói với CGTN.
Được biết, các bệnh nhân này đă hồi phục trong ṿng 15 ngày, một số người đă được điều trị bằng 2-3 đợt kháng sinh.
Ngoài các trường hợp nói trên, bệnh viện Alzano Lombardo ở Lombardy cũng đă phát hiện một bệnh nhân bị viêm phổi kẽ hai bên trong khoảng thời gian cuối năm ngoái, theo Giáo sư Ramuzzi.