Bề ngoài tự tin, Tổng thống Trump đầy lo lắng. Ông đã bí mật nhờ các nước hỗ trợ chống dịch?
ổng thống Trump thường đề cao khả năng ứng phó dịch bệnh của Mỹ, nhờ vào thiết bị trong nước. Nhưng đằng sau hậu trường, ông phải hỏi mua thiết bị của nước ngoài.
“Chúng ta không bao giờ nên dựa vào nước ngoài đối với những ǵ thiết yếu với chính mạng sống”, ông Trump tự tin phát biểu vào tối 24/3 trong một cuộc họp báo ở Nhà Trắng.
Tuy nhiên, chính quyền Mỹ lại bí mật tiếp cận các đối tác để t́m mua các trang thiết bị, đồ bảo hộ mà Mỹ đang thiếu một cách trầm trọng giữa dịch bệnh đang lây lan ngày càng mạnh.
Tổng thống Trump tại buổi họp báo tại Nhà Trắng ngày 23/3 về dịch Covid-19. Ảnh: AP.Bí mật đề nghị Hàn Quốc giúp đỡ
Chẳng hạn, ngày 24/3, Tổng thống Trump đă hỏi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In liệu Hàn Quốc có thể cung cấp thiết bị y tế. Bản ghi cuộc điện đàm của Nhà Trắng không nhắc tới lời đề nghị của ông Trump.
Nhưng tuyên bố của Nhà Xanh xác nhận điều này, và cho biết hai nhà lănh đạo đă bàn về dịch Covid-19. Trong đó, ông Trump đă khen ngợi chương tŕnh xét nghiệm diện rộng của Hàn Quốc, c̣n ông Moon cho biết sẽ ủng hộ việc xuất khẩu các thiết bị y tế sang Mỹ “nếu nguồn cung ở Hàn Quốc có thừa”.
Sau khởi đầu chậm chạp, Mỹ đă đẩy mạnh tốc độ xét nghiệm, khiến số ca được ghi nhận tăng vọt. Tổng thống Trump ngày 24/3 nói Mỹ xét nghiệm trong 8 ngày nhiều hơn Hàn Quốc xét nghiệm trong 8 tuần.
Theo Guardian, kể từ đầu dịch cho đến hết tuần trước, Hàn Quốc đă xét nghiệm 270.000 người (1 phần 19 tổng dân số). Trong khi đó, chỉ trong 8 ngày qua, Mỹ thực hiện 266.000 lượt xét nghiệm (1 trên 1.230 người).
Đề nghị với Seoul chỉ là một trong các đề nghị của Mỹ với đồng minh.
Foreign Policy đưa tin một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, David Hale, đă gửi email cho các đại sứ ở châu Âu yêu cầu danh sách các công ty có thể sản xuất “vật tư và thiết bị y tế thiết yếu” cho Mỹ.
“Nếu t́nh h́nh cấp bách, Mỹ có thể muốn mua những mặt hàng này với số lượng hàng trăm triệu, và với các mặt hàng cao cấp như máy thở có thể mua với số lượng hàng trăm ngh́n”, email của ông Hale viết, đồng thời ghi rơ yêu cầu này áp dụng cho nhiều nước nhưng “loại trừ Moscow”.
Trong khi đó, Tổng thống Trump vẫn khẳng định các công ty Mỹ đang đẩy mạnh sản xuất thiết bị để đáp ứng nhu cầu.
“Chúng tôi có hàng triệu khẩu trang đang được sản xuất. Chúng tôi có máy thở. Có rất nhiều thứ đang làm”, ông Trump nói một cách mơ hồ.
Nhưng ngày 24/3, Bộ trưởng Quốc pḥng Mark Esper nói quân đội Mỹ sẽ thiếu hụt vật tư y tế cho tới khi khối tư nhân có thể tăng cường sản xuất.
Cũng trong ngày 24/3, Thống đốc bang New York Andrew Cuomo tiếp tục lên tiếng chỉ trích Nhà Trắng hỗ trợ chưa đủ cho bang New York, góp thêm vào sự bức xúc của các địa phương trên toàn nước Mỹ.
“FEMA (cơ quan ứng phó t́nh trạng khẩn cấp của chính quyền liên bang) nói ‘chúng tôi sẽ gửi 400 máy thở’. Thật ư? 400 máy thở th́ làm được ǵ khi mà tôi cần 30.000 (ở New York)”, ông Cuomo nói trong buổi họp báo hàng ngày về dịch bệnh ở New York.
“Vậy các ông hăy chọn 26.000 người phải chết v́ các ông chỉ gửi 400 máy thở nhé”, ông Cuomo phát biểu một cách gay gắt. “6 tháng nữa th́ tôi cần ǵ máy thở. Ngay cả 5 tháng nữa, 4 tháng nữa, 3 tháng nữa, cũng không cần... Mà cần ngay bây giờ”.
Nhờ cậy đồng minh dù đă gây nhiều căng thẳng
Ông Cuomo cũng nhắc tới tranh luận đang diễn ra ở Mỹ về việc áp dụng Luật Sản xuất Quốc pḥng, một điều luật cũ từ năm 1950, chưa được dùng lại từ sau Chiến tranh Triều Tiên, cho phép chính phủ chỉ đạo các công ty trong nước sản xuất mặt hàng thiết yếu.
Các tiểu bang ở Mỹ đang kêu gọi chính quyền liên bang của ông Trump lệnh cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, và tiếp quản đường dây phân phối, để các bang không phải tranh giành thiết bị. Nhưng chính quyền Trump lại lập luận rằng các công ty đang tự nguyện đẩy mạnh sản xuất.
“Máy thở là các thiết bị đắt tiền... chi phí tới 20.000-25.000 USD... sẽ không ai làm 40.000 máy thở trừ khi họ biết chắc sẽ có bên mua”, Thống đốc Cuomo nói, kêu gọi chính phủ bảo đảm mua hàng để các công ty sản xuất yên tâm sản xuất ngay lập tức.
Một số vật tư đầu vào để xét nghiệm đang trong t́nh trạng khan hiếm trên toàn cầu. Điều này sẽ giới hạn khả năng xét nghiệm diện rộng của Mỹ trong tương lai gần, và các chuyên gia y tế của chính quyền đang yêu cầu chỉ xét nghiệm cho các bệnh nhân phải nhập viện, theo Guardian.
“Khi càng nhiều nước đẩy mạnh xét nghiệm, ‘nút thắt’ có thể nằm ở sự thiếu hụt bộ xét nghiệm, cũng như thiếu hụt các vật dụng để tiến hành xét nghiệm (que lấy chất dịch, hóa chất để tách ARN). Nhân lực cũng là một nút thắt”, giáo sư Claire Standley, từ Trung tâm Khoa học và An ninh Y tế Toàn cầu, Đại học Georgetown ở Washington, D.C., Mỹ, nói với ****.vn gần đây.
Trang tin quân sự Defense One ngày 18/3 đưa tin Không quân Mỹ đă bí mật chở nửa triệu que thử chất dịch từ Italy về Memphis, nơi chúng sẽ được phân phối tiếp tới các bang ở Mỹ.
Mỹ đang nhờ cậy các đồng minh sau thời gian đầy trắc trở trong quan hệ với các nước. Ông Trump đă gây sức ép muốn Hàn Quốc trả nhiều tiền hơn, được cho là khoảng 5 tỷ USD mỗi năm, để trang trải chi phí lính Mỹ đóng tại đây. Quân đội Mỹ cũng dọa sa thải hàng ngh́n nhân viên Hàn Quốc nếu Seoul không đồng ư một thỏa thuận.
“Lẽ ra Mỹ không nên coi các liên minh như đường dây bảo kê, đe dọa một đối tác thân cận và tin cậy để lấy 5 tỷ USD, rồi nghĩ cách hành xử đơn phương như vậy sẽ không có hậu quả ǵ”, Mira Rapp-Hooper, nhà nghiên cứu châu Á tại Hội đồng Quan hệ Quốc tế, b́nh luận trên Twitter.
Mỹ cũng là bên mua dược phẩm và vật tư y tế lớn nhất của Trung Quốc, và đang muốn nhập khẩu khẩu trang, đồ bảo hộ của Trung Quốc. Nhưng đàm phán đang trở nên phức tạp do quan hệ căng thẳng giữa hai nước, nhất là sau khi Tổng thống Trump liên tục gọi virus corona là “virus Trung Quốc”.
Các đường bay quốc tế bị gián đoạn cũng đang gây khó khăn với Mỹ trong nhập khẩu thiết bị.
“Đây là một chuỗi cung ứng thay đổi liên tục, các nút thắt liên tục thay đổi và chính quyền phải cố vượt qua từng cái một”, Prashant Rao, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Phát triển Quốc tế, nói với Guardian. “Chúng ta cần có cách tiếp cận toàn diện hơn”.
VietBF@ sưu tầm.