Mới đây, tại cuộc họp giao ban tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng, ông đă lại một lần nữa thảo luận về chủ đề virus corona với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh. Trong khi đó những ngày gần đây, số ca được xác nhận nhiễm Covid-19 ở Hoa Kỳ đă tăng lên, do đó Mỹ đang ở vị trí thứ ba sau Trung Quốc và Ư. Đồng thời, các nhà lănh đạo Mỹ đột nhiên bắt đầu thẳng thắn chỉ trích Trung Quốc.
Vào ngày 22 tháng 3, tại cuộc họp giao ban tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng, ông đă lại một lần nữa thảo luận về chủ đề virus corona với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh. Ông Trump không cho biết ngày tháng cụ thể của cuộc điện đàm. Trong khi đó, theo các phương tiện truyền thông phương Tây, ông đã nhắc lại rằng Bắc Kinh đã phải thông báo với Hoa Kỳ về giai đoạn đầu của dịch bệnh ở Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ cũng nhắc lại rằng, ông xem virus corona là một loại virus của "nước ngoài", mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo rõ rằng, virus không tương đồng với bất cứ quốc gia nào.
Đầu tuần trước, Tổng thống Mỹ, cũng như Ngoại trưởng Mike Pompeo, cố gắng đổ lỗi cho Trung Quốc về đại dịch, nhiều lần nhắc lại rằng, đây là loại virus của "nước ngoài". Đáp lại, chính quyền Trung Quốc kêu gọi các quan chức Mỹ không đưa ra những tuyên bố chê bai Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đă nhấn mạnh rằng, kể từ khi dịch bệnh bùng phát, Trung Quốc đă thông báo công khai, minh bạch và có trách nhiệm với Tổ chức Y tế Thế giới và các quốc gia khác, bao gồm cả Hoa Kỳ, về t́nh h́nh trong nước. Trong điều kiện phức tạp này, Trung Quốc kêu gọi tất cả các quốc gia cùng hợp tác để vượt qua mọi khó khăn chứ không phải để tháo dạ đổ vạ cho chè.
Cuộc họp báo ngày Chủ nhật của Donald Trump một lần nữa cho thấy rằng, Mỹ bỏ qua các yêu cầu công bằng của Trung Quốc. Trong khi đó, các quan chức cấp cao của Mỹ hầu như là một nhóm người duy nhất chỉ trích Trung Quốc. Lănh đạo của các nước phương Tây khác không những không nói lên những lời phê bình như vậy, mà ngược lại, trong các cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị cảm ơn Trung Quốc v́ sự đóng góp vô giá trong cuộc chiến chống virus corona. Một trong những chủ đề chính trong các cuộc tṛ chuyện qua điện thoại là sự hỗ trợ của Trung Quốc cho các nước châu Âu trong việc đối phó với dịch bệnh.
Thay đổi vai tṛ
Hoa Kỳ chỉ trích Trung Quốc để che giấu sự bất lực của ḿnh, chuyên gia Hu Chunchun, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đức tại Đại học Thiên Tân (Trung Quốc), nói trong cuộc phỏng của Sputnik:
“Trong các t́nh huống khẩn cấp, trong xă hội thường xuất hiện những giả định và phỏng đoán khác nhau không nhất thiết liên quan đến “giả thuyết âm mưu”. Ví dụ, đã có nhiều ư kiến khác nhau liên quan đến sự kiện 11/9, đây là phản ứng tự nhiên.
Tuy nhiên, có một cấp độ khác mà chính quyền Hoa Kỳ đang tích cực sử dụng như một công cụ chính trị. Tôi theo dơi chặt chẽ t́nh h́nh ở châu Âu và tôi có thể nói rằng, chỉ có chính quyền Hoa Kỳ đang sử dụng cái gọi là "giả thuyết âm mưu", đây là một chủ đề chính trị được tạo ra ở Hoa Kỳ bởi những người theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu.
Ở châu Âu, người ta hầu như không thảo luận về chủ đề này. Chủ đề chính trị này không có liên quan đến phản ứng đối với dịch bệnh, có thể gọi đó là một biểu hiện của chủ nghĩa dân túy cánh hữu tại Mỹ. Đây là quả bom khói chính trị được ném bởi chính quyền Trump để che giấu sự bất tài của họ. Lập trường này không mang tính xây dựng khi phải vượt qua t́nh huống khẩn cấp trong lĩnh vực y tế công cộng. Những phán đoán như vậy sẽ không cản trở những nỗ lực chung của Trung Quốc và châu Âu khi phải đối phó với cuộc khủng hoảng hiện nay”.
Bình luận về cuộc họp báo này của Tổng thống Mỹ, ông Alexander Lomanov, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế (IMEMO) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, gọi t́nh huống này trong quan hệ Trung-Mỹ là rất nặng nề:
“Tất cả những gì mà ông Trump nói đều là vô nghĩa, không đóng góp theo bất kỳ cách nào cho mục tiêu đấu tranh chống đại dịch và hợp tác Trung-Mỹ trong lĩnh vực này. Một chính trị gia có tầm nh́n xa sẽ hoăn lại câu hỏi ai là người có lỗi và sẽ bắt tay giải quyết vấn đề phải làm ǵ và bắt đầu từ đâu. Nếu nói về Trump, thì ngay cả trong điều kiện đại dịch, ông ta cũng không thể thiết lập sự hợp tác có nội dung sâu sắc với Trung Quốc.
Đáng tiếc, sự hợp tác Mỹ-Trung không những không phát triển mà còn khiến hai nước ngày càng xa nhau. Điều đáng ngạc nhiên là trong thời kỳ đấu tranh chống lại virus corona, Mỹ đă áp đặt với Trung Quốc cuộc chiến tranh trong lĩnh vực truyền thông”.
Theo chuyên gia Nga, cho đến tháng 9 năm ngoái, một chuyên gia người Mỹ đă làm việc nhiều năm trong các cấu trúc của Trung Quốc về phòng chống các bệnh truyền nhiễm. Ông đă giúp đào tạo các chuyên gia Trung Quốc trong lĩnh vực ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm. Nhưng, vào tháng 9 năm ngoái, Hoa Kỳ đă triệu hồi nhân viên này. Theo Alexander Lomanov, cơ quan Mỹ đã giảm biên chế vì chính khi đó Trump bắt đầu thực thi chính sách nhằm phá vỡ quan hệ với Trung Quốc.
Chuyên gia cho rằng, Trump không thể sử dụng hiệu quả những lời cáo buôc Trung Quốc liên quan đến virus corona trong chiến dịch tái tranh cử của ḿnh:
“Rơ ràng là trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, mục tiêu chính trong chính sách của Mỹ là cuộc chiến chống Trung Quốc, gọi Trung Quốc là đối thủ, sau đó Hoa Kỳ đã phát động cuộc chiến thương mại. Trước đây, những khẩu hiệu của Trump đã là dễ hiểu đối với người Mỹ - việc làm cho nước Mỹ giàu có, an toàn và vĩ đại trở lại bằng cách kiềm chế Trung Quốc như một nhà sản xuất toàn cầu.
Các khẩu hiệu hiện tại có vẻ không hấp dẫn và không có sức thuyết phục đối với cử tri Mỹ. Dĩ nhiên, cử tri đưa ra câu hỏi: ai chịu trách nhiệm về sự lây lan của dịch bệnh, nhưng, nếu chỉ đổ lỗi cho Trung Quốc về tất cả mọi thứ, và không nói gì về việc thiếu mức độ hợp tác Trung-Mỹ và mức tài trợ cho hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Hoa Kỳ thì điều đó là không đủ để thuyết phục cử tri Mỹ. Nếu Trump nghĩ rằng ông sẽ ghi điểm thành công trong năm nay và sẽ được tái đắc cử nhờ việc cáo buộc Trung Quốc che giấu thông tin về dịch bệnh COVID-19, thì theo tôi, đây không phải là một chiến lược thành công”.
Bất chấp những lời chỉ trích gay gắt Trung Quốc từ phía Washington, một số bang của Hoa Kỳ, bao gồm California, Indiana, Nebraska, Massachusetts, Maryland, Utah, Connecticut, Oklahoma, Georgia và Hawaii, cũng như các thành phố lớn như New York, Boston và Los Angeles, đã bày tỏ sự thông cảm và ủng hộ các tỉnh và thành phố của Trung Quốc. Ví dụ, cơ quan lập pháp bang Utah và Thống đốc Gary Herbert đă thông qua nghị quyết chung ủng hộ người dân Trung Quốc và những nỗ lực của họ để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19.