Khi tỷ lệ tử vong v́ dịch Covid-19 tăng chóng mặt ở châu Âu, có một quốc gia nằm ngoài xu hướng này, đó là Đức. V́ sao tỷ lệ tử vong ở Đức - ổ dịch lớn thứ 5 thế giới ở mức rất thấp?
Mặc dù với gần 33.000 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và là ổ dịch Covid-19 lớn thứ 5 thế giới chỉ sau Trung Quốc, Italy, Mỹ và Tây Ban Nha nhưng tỷ lệ tử vong ở Đức chỉ ở khoảng 0,4 - 0,5%. Trong khi đó, tỷ lệ này tại tâm dịch Italy lên tới khoảng 9,5% và tại Pháp là 4,3%.
Các nhân viên y tế ở quận Reinickendorf thuộc thủ đô Berlin, Đức. Ảnh: Reuters
82% người mắc Covid-19 ở Đức dưới 60 tuổi
Có nhiều nguyên nhân đằng sau sự khác biệt này nhưng có một sự thật là: Dịch Covid-19 vẫn chưa "tấn công mạnh mẽ" vào những người già và những người dễ tổn thương nhất trong các thành phần dân số của Đức. Các nhà chức trách đang xét nghiệm và theo dơi các trường hợp mắc Covid-19 nhẹ một cách quyết liệt trong khi hơn 80% những người nhiễm bệnh ở Đức là dưới 60 tuổi. Tại Italy, bức tranh toàn cảnh lại khác biệt rất lớn khi virus chủ yếu tấn công vào người già.
So sánh hai quốc gia này cạnh nhau, chúng ta rút ra được một bài học lư giải v́ sao các nhà chức trách y tế trên khắp thế giới đang đóng cửa các viện dưỡng lăo và yêu cầu các gia đ́nh không tới thăm cha mẹ hoặc ông bà của họ. Khi virus lan rộng ở bộ phận dân số già hơn, chẳng hạn như Italy, điều này có thể khiến hệ thống y tế bị quá tải và khiến dịch bệnh trở nên nguy hiểm hơn với tất cả mọi người.
Tại Italy, 74% những người dương tính với SARS-CoV-2 trên 50 tuổi, trong khi ở Đức, 82% những người nhiễm bệnh là dưới 60 tuổi. Nhiều trường hợp mắc Covid-19 ban đầu ở Đức là những người khỏe mạnh và trẻ tuổi - những người từng đi nghỉ dưỡng tại các khu trượt tuyết ở vùng dịch, thường là ở phía bắc Italy hoặc nước láng giềng Áo. Phần lớn các ca nhiễm ban đầu đều rơi vào những người ở độ tuổi từ 35 – 59, trong khi độ tuổi trung b́nh của những người tử vong v́ dịch Covid-19 là 82, Lothar Wieler - Chủ tịch Viện Robert Koch tại Đức cho biết.
Theo dơi và xét nghiệm – sự khác biệt lớn nhất
Theo các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, lư do lớn nhất cho sự khác biệt về tỷ lệ tử vong ở Đức nằm ở công tác chống dịch của nước này vào những ngày đầu dịch bùng phát qua việc theo dơi, xét nghiệm và ngăn chặn các ổ dịch. Điều đó tức là Đức đă nh́n nhận đúng đắn hơn về quy mô của dịch bệnh so với những quốc gia chỉ xét nghiệm các trường hợp có triệu chứng rơ rệt với hầu hết là các bệnh nhân trong t́nh trạng nguy kịch hoặc có rủi ro cao.
"Ngay từ đầu, khi mới chỉ có một vài trường hợp, chúng tôi đă t́m kiếm và cách ly họ. Việc này được thực hiện khá hiệu quả tại Đức. Đó là lư do quan trọng", Reinhard Busse - người đứng đầu khoa quản lư chăm sóc sức khỏe tại Đại học Công nghệ Berlin cho biết.
Tại Đức, ngay từ ban đầu, các nhà chức trách y tế đă theo dơi các trường hợp nhiễm bệnh vô cùng cẩn thận. Khi một cá nhân dương tính với SARS-CoV-2, họ sẽ theo dơi để t́m những người khác mà bệnh nhân này từng tiếp xúc, sau đó sẽ xét nghiệm và cách ly họ để chặn đứng dây chuyền lây nhiễm.
Christian Drosten - một nhà virus học tại bệnh viện Charité ở Berlin cho biết ông "bị thuyết phục mạnh mẽ" bởi khả năng chẩn đoán cao của Đức trong nỗ lực đối phó với dịch bệnh.
Xét nghiệm rộng răi vẫn là yếu tố chính để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Với gần 33.000 ca mắc Covid-19 cho tới nay, ổ dịch ở Đức lớn hơn hẳn con số hơn 22.000 ca nhiễm ở Pháp. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong cao hơn ở Pháp đă cho thấy nước này có nhiều trường hợp chưa được chẩn đoán hơn so với Đức. Do đó, sự bùng phát dịch ở Pháp có thể sẽ c̣n lớn hơn Đức.
Các tiêu chí xét nghiệm ban đầu của Đức không rộng bằng Italy. Mọi người được xét nghiệm nếu họ có triệu chứng, từng đi tới những khu vực có nguy cơ hoặc tiếp xúc với một trường hợp nhiễm bệnh. Tuy nhiên, các hướng dẫn đi lại và việc xét nghiệm đă được mở rộng trong những tuần gần đây ở quốc gia này. Con số xét nghiệm ở Đức đă tăng từ 35.000 trong tuần đầu tiên của tháng 3 lên 100.000 trong tuần thứ 2, Hiệp hội Y khoa Đức cho biết. Đó là chưa kể con số này không bao gồm các xét nghiệm được tiến hành trong các bệnh viện.
"Một lợi thế của Đức là chúng tôi bắt đầu công tác theo dơi tiếp xúc một cách chuyên nghiệp ngay từ khi những ca nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên được ghi nhận. Điều đó khiến chúng tôi có thêm thời gian để chuẩn bị cho các bệnh viện trong “cơn băo” sắp tới", Marylyn Addo, người đứng đầu khoa truyền nhiễm học Trung tâm Y tế Đại học Hamburg nhận định
Đức bắt đầu xét nghiệm cho những người có các triệu chứng nhẹ ngay từ sớm, tức là tổng số ca mắc Covid-19 được ghi nhận sẽ đem đến một bức tranh chính xác hơn về sự lan rộng của dịch bệnh so với các quốc gia khác. Hiện nay, Đức có khả năng thực hiện 12.000 xét nghiệm Covid-19/ngày và 160.000 xét nghiệm/tuần.
Các nguyên nhân khác
Theo CNN, trong số 9 quốc gia có số người mắc Covid-19 cao nhất, quốc gia nào có tỷ lệ điều dưỡng cao nhất là quốc gia có tỷ lệ tử vong thấp nhất. Đức có tỷ lệ 13,2 điều dưỡng/1.000 người, cao hơn những quốc gia khác bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.
Ngoài ra, với số lượng giường chăm sóc tích cực và máy trợ thở nhiều hơn hầu hết các nước châu Âu khác, cũng như chuẩn bị các biện pháp từ sớm để ngăn chặn dịch bệnh, nhà dịch tễ học Karl Lauterbach - một thành viên của nghị viện Đức cho rằng Đức sẽ không trở thành "Italy hay Tây Ban Nha thứ hai". Dù vậy, ông vẫn khuyến khích thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch rộng răi hơn.
"Tôi nghĩ với tất cả những điều đă được xem xét kể trên, Đức đă làm tốt trong pha đầu tiên của cuộc chiến trường kỳ", chuyên gia Lauterbach khẳng định.
Tiếp tục thận trọng khi tỷ lệ tử vong có thể tăng
Marylyn Addo, người đứng đầu khoa truyền nhiễm học Trung tâm Y tế Đại học Hamburg nhận định: "Vẫn c̣n quá sớm để khẳng định rằng liệu Đức có chuẩn bị tốt hơn trong đại dịch Covid-19 so với các quốc gia khác hay không".
Các nhà dịch tễ học cho biết một điều quan trọng là cần nh́n vào sự bùng phát dịch bệnh ở Đức trong 2 giai đoạn khác nhau. Khi sự lây nhiễm cộng đồng lan rộng, dây chuyền lây nhiễm của một số trường hợp sẽ không thể theo dơi được nữa.
Với số ca nhiễm SARS-CoV-2 có thể tăng thêm, các nhà chức trách y tế đă siết chặt các biện pháp pḥng ngừa khi yêu cầu tiếp tục giăn cách xă hội và cấm các sự kiện đông người. Các bang ở Đức cũng ra lệnh cấm tụ tập trên 2 người ở bên ngoài.
Michael Ryan - người đứng đầu chương tŕnh y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá cao nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của Đức khi nhờ "quy tŕnh xét nghiệm vô cùng quyết liệt", ngày càng có nhiều trường hợp mắc Covid-19 nhẹ được tính trong tổng số ca nhiễm. Tuy nhiên, ông Ryan dự đoán tỷ lệ tử vong ở Đức sẽ tăng trong một vài tuần tới bởi các bệnh nhân thường tử vong từ 3 - 4 tuần sau khi được chẩn đoán.
Nguy cơ dịch bệnh có thể lây nhiễm sang những người lớn tuổi hơn cũng là điều khiến các nhà chức trách y tế Đức lo lắng.
"Chúng tôi mới chỉ ở giai đoạn đầu của dịch bệnh", Lothar Wieler - Chủ tịch Viện Robert Koch tại Đức đánh giá./.