Dân Chủ đ̣i hỏi cần gia tăng tài trợ cho chương tŕnh trợ cấp y tế cho người nghèo, đồng thời, thêm ngân quỹ giúp các tiểu bang mua thêm khẩu trang, máy trợ thở, quần áo bảo vệ y tế, và những dụng cụ y tế khác, khiến bất đồng lưỡng đảng khiến hai bên không thỏa thuận được kế hoạch cứu nguy kinh tế bao gồm tài trợ $3,000 cho mỗi gia đ́nh.
Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell rảo bước tại hành lang Thượng Viện. (H́nh: AP Photo/Susan Walsh)
Reuters cho biết, kế hoạch trên không đạt đủ túc số 60 phiếu thuận.
Tuy nhiên, tin giờ chót cho biết phía Cộng Ḥa vẫn tiếp tục điều đ́nh về những yêu cầu của bên Dân Chủ.
Bên Dân Chủ đ̣i hỏi cần gia tăng tài trợ cho chương tŕnh trợ cấp y tế cho người nghèo, đồng thời, thêm ngân quỹ giúp các tiểu bang mua thêm khẩu trang, máy trợ thở, quần áo bảo vệ y tế, và những dụng cụ y tế khác.
Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell (Cộng Ḥa-Kentucky), kêu gọi bên Dân Chủ ngừng những yêu sách làm cản trở những nỗ lực cứu nguy nền kinh tế.
Trong cuộc phỏng vấn với chương tŕnh Fox News Sunday ngày Chủ Nhật, 23 Tháng Ba, ông Steve Mnuchin, bộ trưởng Bộ Tài Chánh, tỏ ư mong đợi kế hoạch này đạt được thỏa thuận đôi bên.
Kế hoạch cứu nguy kinh tế được thông qua sẽ cho phép Quỹ Dự Trữ Liên Bang (FED) huy động một ngân khoản $4,000 tỷ giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong thời hạn từ 30-120 ngày sắp đến.
Vị bộ trưởng tuyền bố: “Cần phải bơm tiền vào nền kinh tế. Nếu làm ngay bây giờ chúng ta có thể ổn định được t́nh h́nh.”
Bộ Trưởng Tài Chánh Mnuchin họp báo trong khuôn viên Ṭa Bạch Ốc. (H́nh: AP Photo/Alex Brandon)
Phía chính phủ đang nóng ḷng hy vọng Quốc Hội đạt được thỏa thuận chiều Chủ Nhật để có thể bỏ phiếu vào Thứ Hai, 24 Tháng Ba.
Bộ Trưởng Mnuchin nhận định, nền kinh tế hiện đang bị ảnh hưởng nặng, nhưng sẽ phục hồi nhanh chóng khi chế ngự được bệnh dịch COVID-19.
Ông cho biết, nếu bệnh dịch tiếp tục kéo dài hơn từ 10-12 tuần sẽ có thêm chính sách tài chánh khác để hỗ trợ nền kinh tế.
Ông Mnuchin cho rằng cụm từ “kinh tế suy thoái” gây lo ngại hiện nay chỉ là ngôn ngữ chuyên môn của các nhà kinh tế.
Quan điểm của ông là: “Kinh tế suy thoái phải là kết quả một t́nh trạng kinh tế yếu đuối lâu dài. T́nh h́nh bây giờ là một hiện tượng bất thường đột ngột xảy ra. Những lệnh hạn chế đi lại, cấm tụ tập làm ảnh hưởng một số kỹ nghệ là quyết định của chính phủ để đối phó với t́nh trạng lây nhiễm. Khi có giải pháp y khoa, toàn bộ nền kinh tế sẽ hoạt động trở lại.”
Gần một phần tư dân số Hoa Kỳ được lệnh ở nhà khiến nhiều cơ sở thương mại và dịch vụ phải đóng cửa. Hoạt động thương mại đ́nh trệ và t́nh trạng thất nghiệp gia tăng đe dọa nhiều gia đ́nh không có đủ thực phẩm.
Thống kê cho thấy 40% dân Mỹ không có tới $400 để xài trong trường hợp khẩn cấp. (MPL)