Trung Quốc đă đưa ra lời đề nghị muốn giúp châu Âu dập dịch. Ông Tập điện đàm với lănh đạo Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Serbia, đề nghị giúp đỡ họ giữa lúc nhiều nước châu Âu thiếu nguồn lực đối phó Covid-19.
"Nếu Đức có nhu cầu, Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ trong khả năng của chúng tôi", Xinhua dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh nói với Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc điện đàm hôm 21/3.
"Những cuộc khủng hoảng về sức khỏe cộng đồng là thách thức chung với nhân loại. Sự đoàn kết và hợp tác là những vũ khí mạnh nhất chống lại nó", ông Tập cho hay, nói thêm rằng Bắc Kinh sẵn sàng chia sẻ "thông tin và kinh nghiệm", đồng thời sẵn ḷng hợp tác với Berlin trong lĩnh vực khác, như phát triển vaccine.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh phát biểu trong cuộc họp về Covid-19 ở Bắc Kinh hôm 23/2. Ảnh: Reuters.
Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, ông Tập đề cập tới nỗ lực toàn cầu chống đại dịch. "Trung Quốc sẵn sàng cùng Pháp thúc đẩy hợp tác quốc tế trong ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh, đồng thời hỗ trợ vai tṛ cốt lơi của Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới trong việc hoàn thiện quản lư y tế công cộng toàn cầu", Chủ tịch Trung Quốc nói.
Đây là cuộc điện đàm thứ hai trong ṿng ba ngày giữa hai lănh đạo. Macron cũng đang kêu gọi trao thêm quyền lực cho Ủy ban châu Âu. Theo kết quả khảo sát công bố hôm 20/3, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Pháp vượt 50% lần đầu tiên kể từ năm 2018, cho thấy người dân đồng t́nh với cách ông xử lư khủng hoảng.
Ông Tập c̣n có cuộc điện đàm bất ngờ với Vua Felipe của Tây Ban Nha, nhằm nhắc lại cam kết hỗ trợ từ Trung Quốc, đồng thời sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm xử lư Covid-19 cũng như điều trị bệnh nhân.
Trong số 4 lănh đạo các quốc gia mà ông Tập điện đàm, Serbia là nước duy nhất không phải thành viên Liên minh châu Âu (EU). Trước đó, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic bác bỏ sự đoàn kết của EU, gọi đây chỉ là "truyện cổ tích" và bày tỏ tin tưởng vào sự giúp đỡ từ Trung Quốc.
"Trung Quốc và Serbia là đối tác chiến lược toàn diện. T́nh hữu nghị bền chặt như sắt đá giữa hai quốc gia, cũng như người dân, sẽ tồn tại măi măi", ông Tập nói với ông Vucic trong cuộc điện đàm hôm qua, đồng thời cam kết cung cấp đồ bảo hộ và thiết bị y tế cho Serbia.
Bất chấp chỉ trích của Tổng thống Serbia với EU, liên minh hôm 20/3 cho biết sẽ cung cấp khoản viện trợ trị giá 8 triệu USD cho nước này. "EU luôn đồng hành cùng Serbia những lúc cần thiết thông qua hành động, không phải những phát ngôn", đại sứ EU tại Serbia Sem Fabrizi viết trên Twitter.
Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc hồi tháng 12/2019 và đă xuất hiện tại gần 190 quốc gia, vùng lănh thổ. Trong khi Trung Quốc dường như đă kiểm soát được đại dịch, số ca nhiễm và tử vong lại không ngừng tăng lên ở châu Âu, nghiêm trọng nhất là Italy. T́nh h́nh dịch bệnh tại Tây Ban Nha, Đức và Pháp cũng đang diễn biến phức tạp.