Trung Quốc hôm 18/3 thông báo rút thẻ tác nghiệp của phóng viên một số cơ quan báo chí Mỹ đang hoạt động ở Trung Quốc, bởi đây là hành động trả đũa việc Hoa Kỳ hạn chế hoạt động của phóng viên Trung Quốc ở Mỹ, sau khi trục xuất nhiều nhà báo đến từ 3 hăng truyền thông lớn của Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước gia tăng.
Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập trong một cuộc gặp.
Quyết định trên, có hiệu lực tức th́, quy định các công dân Mỹ đang làm việc cho tờ New York Times, Washington Post và Wall Street Journal trả lại giấy phép hoạt động báo chí trong ṿng 10 ngày trước khi phải trở về nước.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc phát cho các nhà báo nước ngoài thị thực hạn chế trong ṿng 12 tháng, có nghĩa rằng quyết định mới đâycủa họ sẽ ảnh hưởng tới lớn tất cả 3 hăng tin nói trên. Hiện vẫn chưa rơ sẽ có bao nhiêu phóng viên thường trú, nhà báo bị ảnh hưởng bởi quyết định này.
Trong một động thái chưa từng có tiền lệ, chính phủ Trung Quốc tuyên bố rằng ngoài việc bị cấm đưa tin ở Trung Quốc đại lục, các phóng viên của 3 tờ báo trên cũng sẽ không được đưa tin ở các thành phố bán tự trị gồm Macao và Hong Kong.
Quyết định trên được đưa ra chỉ chưa đầy 1 tháng sau khi Mỹ ra quyết định coi 5 hăng tin nhà nước Trung Quốc là “phái bộ nước ngoài” (foreign missions) đồng thời giảm số lượng nhà báo Trung Quốc đang làm việc cho các hăng tin này trên lănh thổ Mỹ.
Sự thay đổi này khiến các hăng tin của Trung Quốc phải xin phép chính phủ Mỹ nếu như muốn mua hoặc thuê không gian văn pḥng làm việc, và sẽ phải đăng kư với Bộ Ngoại giao Mỹ nếu có sự thay đổi về mặt nhân sự - như thuê phóng viên, nhân viên mới.
Ngày 13/3, quyết định hạn chế số lượng công dân Trung Quốc làm việc cho các hăng tin nêu trên của Bộ Ngoại giao Mỹ ban hành đă bắt đầu có hiệu lực.
“Trong những năm gần đây, chính phủ Mỹ đă đặt ra nhiều hạn chế phi lư đối với các cơ quan truyền thông Trung Quốc và nhân sự của họ ở Mỹ, với mục đích gây khó khăn cho công việc của họ, biến họ trở thành mục tiêu của sự áp bức và phân biệt có động cơ chính trị” – Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong một tuyên bố đưa ra ngày 18/3.
Bộ Ngoại giao Mỹ hiện chưa đưa ra b́nh luận ǵ về sự việc, nhưng Ngoại trưởng Mike Pompeo đă đưa ra ư kiến của ḿnh trong một cuộc họp báo.
“Tôi lấy làm tiếc trước quyết định của Trung Quốc khi họ tiếp tục cản trở khả năng thực hiện tự do báo chí của thế giới, mà thực ra điều đó (tự do báo chí) thực sự tốt cho người dân Trung Quốc trong giai đoạn đầy thách thức khi mà thông tin đầy đủ, sự minh bạch là thứ cứu sống nhiều sinh mạng” – ông Pompeo nói.
Trung Quốc cũng công bố một số biện pháp đáp trả khác trong hôm 18/3, sẽ đi vào hiệu lực tức th́.
Trả đũa việc Mỹ liệt 5 hăng tin nhà nước Trung Quốc vào danh sách “phái bộ nước ngoài”, Trung Quốc giờ yêu cầu các văn pḥng đại diện của các hăng tin Voice of America (VOA), New York Times, Wall Street Journal, Washington Post và Time ở Trung Quốc phải gửi báo cáo viết tay về tất cả nhân sự, t́nh h́nh tài chính, hoạt động và tài sản của họ.
Marty Baron, chủ biên tờ Washington Post, nói trong một tuyên bố rằng tờ báo của ông phản đối “mọi hành động của Trung Quốc khi trục xuất các nhà báo Mỹ”.
“Quyết định của chính phủ Trung Quốc là đặc biệt đáng tiếc bởi nó xuất hiện giữa một cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa từng có tiền lệ, khi mà thông tin đáng tin cậy và minh bạch về cách phản ứng của cộng đồng quốc tế trước đại dịch COVID-19 là rất quan trọng” – ông Baron nói – “Việc hạn chế luồng thông tin, điều mà Trung Quốc đang làm, sẽ chỉ khiến t́nh h́nh tồi tệ hơn”.
Chủ biên tờ Wall Street Journal, Matt Murray, cũng đề cập tới đại dịch virus corona khi ông nói về động thái mới của Bắc Kinh.
“Đ̣n tấn công chưa từng có tiền lệ của Trung Quốc nhằm vào báo chí trong thời điểm một cuộc khủng hoảng toàn cầu” – ông Murray nói – “Những thông tin đáng tin cậy từ Trung Quốc và về Trung Quốc chưa từng quan trọng hơn thế. Chúng tôi phản đối việc chính phủ can thiệp vào tự do báo chí, dù ở bất cứ đâu trên thế giới. Cam kết của chúng tôi về việc đưa tin đầy đủ và chuyên sâu về Trung Quốc vẫn không thay đổi”.