Nhóm chính trị gia và người nổi tiếng đang bị nCoV nhắm đến. Vợ Thủ tướng Canada, Bộ trưởng Nội vụ Australia, cầu thủ bóng đá Chelsea là nạn nhân mới nhất khi nCoV lan rộng, khiến hơn 135.000 người nhiễm.
Sophie Gregoire, vợ Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Bộ trưởng Nội vụ Australia Peter Dutton và tiền vệ Callum Hudson-Odoi của câu lạc bộ Chelsea nằm trong số những ca dương tính nCoV mới được ghi nhận trong ngày hôm nay. Covid-19 đă chạm đến hơn 130 quốc gia và vùng lănh thổ, khiến gần 140.000 người nhiễm và hơn 5.000 người tử vong trên toàn thế giới kể từ khi bùng phát ở Vũ Hán vào tháng 12/2019.
Chính phủ và ngân hàng trung ương các nước đang chuẩn bị những biện pháp ứng phó khẩn cấp nhằm hạn chế ảnh hưởng kinh tế do nCoV, giúp các thị trường chứng khoán phục hồi sau khi liên tục mất điểm. Nhiều sự kiện lớn tập trung đông người cũng bị hoăn hoặc hủy nhằm ngăn virus lây lan.
Nhân viên y tế Italy kiểm tra thân nhiệt một tài xế gần biên giới với Slovenia hôm 11/3. Ảnh: AFP.
Các nghị sĩ Mỹ và Nhà Trắng sắp đạt thỏa thuận về gói giải cứu kinh tế cho Covid-19. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelocy hy vọng sẽ thông báo hoàn tất quá tŕnh đàm phán trong ngày 13/3.
Nhiều chuyên gia cảnh báo số lượng người bị ảnh hưởng bởi Covid-19 có thể cao hơn các thống kê hiện nay do người nhiễm không được xét nghiệm hoặc không được báo cáo với giới chức địa phương. Nhiều cơ quan y tế đang đối mặt với nguy cơ "vỡ trận" do số người cần chăm sóc vượt quá khả năng của cơ sở hạ tầng và nhân lực.
"Chúng tôi ước tính 20% dân số sẽ bị ảnh hưởng trong đợt đầu tiên", Kerry Chant, quan chức phụ trách y tế bang New South Wales của Australia cho hay. New South Wales là bang đông dân nhất Australia với hơn 7 triệu cư dân. Chant cho rằng 5% dân số, tương đương 350.000 người, sẽ cần điều trị trong bệnh viện do nCoV.
Australia đă phát hiện gần 160 ca nhiễm và 3 người tử vong. Trong số những ca nhiễm mới có Bộ trưởng Nội vụ Dutton và vợ chồng diễn viên Mỹ Tom Hanks.
Trong khi đó, Thủ tướng Trudeau thông báo sẽ tự cách ly hai tuần sau khi vợ dương tính với nCoV. Phu nhân Thủ tướng Canada cho biết đang trải qua nhiều triệu chứng khó chịu, nhưng sẽ sớm hồi phục. Canada báo cáo 145 ca nhiễm, tăng gấp 3 lần so với một tuần trước, một người đă tử vong.
Hàng loạt sự kiện thể thao lớn bị ảnh hưởng v́ Covid-19, trong đó giải F1 Australia bị hủy và giải golf Players Championship phải hoăn lại. Nepal cũng thông báo đóng cửa, cấm các nhà leo núi tiếp cận đỉnh Everest.
Tiền vệ Callum Hudson-Odoi dương tính nCoV khiến toàn bộ các thành viên đội một Chelsea và ban huấn luyện phải tự cách ly. Huấn luyện viên câu lạc bộ Arsenal Mikel Arteta cũng nằm trong số những ca nhiễm mới.
Hành khách đáp xuống sân bay quốc tế Los Angeles hôm 12/3. Ảnh: AFP.
Ban quản lư giải Ngoại hạng Anh dự kiến họp khẩn trong hôm nay trong bối cảnh nhiều người kêu gọi tạm dừng giải đấu. Hàng loạt giải vô địch bóng đá tại châu Âu đă bị ngừng.
Bất chấp thông tin Trung Quốc đă qua đỉnh dịch và chỉ có chưa đến 10 ca nhiễm mới hôm nay, thị trường chứng khoán toàn cầu vẫn bị giáng những đ̣n nặng. Chỉ số Nikkei tại thị trường Nhật Bản đến giữa phiên sáng nay giảm gần 6%, trong khi thị trường phố Wall mất tới 10% trong phiên giao dịch hôm 12/3, mức thấp nhất kể từ năm 1987.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản hứa mua 200 tỷ yen (1,9 tỷ USD) trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5-10 năm. Cục Dự trữ liên bang Mỹ hôm 12/3 cũng bất ngờ thông báo bơm thêm hơn 1.500 tỷ USD vốn vay ngắn hạn vào thị trường nhằm xoa dịu các nhà đầu tư lo ngại tác động kinh tế từ Covid-19.
Lệnh hạn chế đi lại giữa Mỹ và châu Âu của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến nhiều hành khách vội vă lên các chuyến bay về Mỹ. Lănh đạo các nước châu Âu tỏ ra bất ngờ và giận dữ trước quyết định này.
Trump cũng đề xuất hoăn Olympic Tokyo 2020 sang năm sau, nhưng các nhà tổ chức Nhật Bản nhấn mạnh sự kiện này sẽ diễn ra theo kế hoạch vào tháng 7 và hứa hẹn mang tới môi trường "an toàn và bảo đảm an ninh".
Giới lănh đạo châu Âu cảnh báo t́nh h́nh Covid-19 tại đây sẽ c̣n tồi tệ hơn trong thời gian tới. "Nó sẽ lây lan rộng hơn. Tôi cần cảnh báo với các bạn, với công chúng Anh, rằng nhiều gia đ́nh có thể sẽ mất người thân do dịch bệnh", Thủ tướng Anh Boris Johnson nói.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi đây là "khủng hoảng y tế tồi tệ nhất thế kỷ" và thông báo nhiều biện pháp ứng phó, trong đó gồm đóng cửa mọi trường học.
Italy đang là ổ dịch lớn thứ hai thế giới với hơn 15.000 người nhiễm nCoV, cũng là nước có số ca tử vong cao thứ hai, chỉ sau Trung Quốc, với hơn 1.000 người đă chết. Thủ tướng Giuseppe Conte phải áp lệnh phong tỏa toàn quốc, yêu cầu người dân hạn chế đi lại và buộc toàn bộ cửa hàng kinh doanh ngừng hoạt động, chỉ trừ siêu thị và hiệu thuốc.
Ngược lại, Hàn Quốc lần đầu ghi nhận số người b́nh phục nhiều hơn số ca nhiễm mới mỗi ngày vào hôm nay, dù thời điểm bùng phát dịch tương đồng với Italy. Điều này đặt ra hy vọng rằng ổ dịch lớn thứ nhất châu Á ngoài Trung Quốc có thể sớm được kiểm soát.