Trong thời kỳ dịch bệnh, thật dễ hiểu khi mọi người sợ hăi và bất an.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 3/3/2020 toàn thế giới hiện có tổng cộng 90.893 ca báo nhiễm, và đă có 3.110 trường hợp tử vong. Trong khi số ca nhiễm ở Trung Quốc giảm đi, th́ số ca các nước khác lại trên đà tăng lên: 1.848 trường hợp ở 48 quốc gia, trong đó chủ yếu (80%) là từ Hàn Quốc, Iran và Ư. Có 21 nước có một ca nhiễm. 122 nước chưa báo ca nào.
Sợ là một phản ứng tự nhiên của loài người trước bất cứ mối đe dọa nào, nhất là khi chúng ta chưa hoàn toàn hiểu được bản chất của các mối đe dọa đó. Những lời trấn an dễ dăi thiếu cơ sở hoặc những cảnh báo nghiêm ngặt hơn mức cần thiết đồng thời tạo nên sự hoang mang. Tuy nhiên dường như đó là cái giả phải trả cho thời đại thông tin, khi tốc độ lan truyền nhanh hơn khả năng đánh giá. Chỉ khi càng thu thập được nhiều thông tin th́ chúng ta lại càng thêm hiểu biết về tác nhân virus, dịch bệnh, cùng các vấn đề khác.
Bài viết này sẽ giải quyết sáu câu hỏi c̣n gây nhiều tranh căi, thậm chí hiểu nhầm trong thời gian qua. Dữ liệu bài viết được tổng hợp từ Báo cáo của Đoàn công tác chung giữa Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung Quốc làm việc về dịch bệnh coronavirus từ ngày 16 – 24/2/2020 (sau đây gọi là Báo cáo WHO – Trung Quốc), cùng dữ liệu và ư kiến từ nhiều chuyên gia trên thế giới. Và mặc dù WHO bị chỉ trích v́ cách họ phản ứng với dịch coronavirus lần này, người viết tin rằng họ vẫn là cơ quan có thẩm quyền về mặt chuyên môn trong vấn đề này và dữ liệu khoa học của họ vẫn quan trọng, rất đáng tham khảo.
1. Virus COVID-19 có nguy hiểm không?
Ngay khi cơn dịch địa phương vừa bùng nổ ở nước láng giềng Trung Quốc, và danh tính tác nhân gây nguy hiểm được tiết lộ: betacoronavirus, th́ một số người Việt Nam vội vă cho rằng virus này không có ǵ đáng lo ngại, bởi từ xưa nay đă có bốn chủng virus thuộc họ coronavirus này chỉ gây những triệu chứng nhẹ cho con người mà thôi.
Có một vấn đề chủ chốt đă bị bỏ qua: virus mới của cơn dịch này chưa xuất hiện bao giờ ở người.
V́ sao yếu tố này quan trọng? Nhiều virus có thể sống thường trực ở động vật mà không gây hại ǵ cho vật chủ qua thời gian, nhưng khi chúng tấn công được vào vật chủ mới, ở đây là loài người, th́ đó thường là hậu quả của một hay nhiều sự đột biến bất thường, đa số là có hại cho người bị nhiễm. Thêm vào đó, hệ miễn dịch của con người do chưa từng tiếp xúc với tác nhân lạ nên sẽ tự nâng mức báo động cao bất thường và thường dẫn đến những hệ quả khó kiểm soát trong cơ thể rồi từ đó có thể đưa đến tử vong.
Theo thông tin cập nhật ngày 4/3/2020 của tờ SCMP, các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát hiện COVID-19 thật ra có hai chủng L và S. Chủng L thường gặp hơn chủng S, 70% so với 30% mẫu thử nghiệm. Điều đó có nghĩa là chủng L đă lan nhiễm nhiều hơn. Bằng chứng tiến hóa đă ghi nhận chính chủng L đă biến hóa từ chủng S và chủng L đang lưu hành đa số hiện nay. Thông tin về bằng chứng đột biến này không có ǵ đáng lo ngại như một số nhận định. Thật ra thực tiễn này một lần nữa góp phần củng cố lư thuyết tiến hóa rằng virus COVID-19 hẳn đă phải có sinh đột biến trước khi gây nhiễm được hiệu quả ở con người.
Khi quá tŕnh lan nhiễm giữa người và người càng rộng hơn (tức là dễ dàng hơn), th́ mức độ nguy hiểm của virus cũng giảm dần đi là bởi v́ hai lư do. Thứ nhất, nh́n chung chúng không cần phải có những đột biến bất thường như thời điểm đầu xâm nhiễm vào con người nữa và v́ khi đó miễn dịch cộng đồng đă một phần nào được cải thiện. Thứ hai, khác với virus influenza hay HIV, COVID-19 được cho là có chức năng tự sửa chữa sai lầm trong quá tŕnh sao chép nhân đôi như virus SARS, cùng họ betacoronavirus và do chúng có mức tương đồng cao về mặt thông tin di truyền. V́ vậy dù lan nhiễm nhanh và nhiều nhưng COVID-19 sẽ không sinh thêm nhiều đột biến. Theo Báo cáo WHO – Trung Quốc, việc phân tích giải mă toàn bộ gene từ 5 mẫu trong 104 chủng phân lập từ các bệnh nhân từ các địa phương khác nhau trong quá tŕnh cuối 12/2019 đến giữa tháng 2/2020 ở Trung Quốc cho thấy chúng giống nhau đến 99,9% và không có nhiều đột biến đáng kể.
Những điều này cũng góp phần giải thích v́ sao tâm dịch khởi phát Vũ Hán lại chịu tác động hết sức nặng nề; số ca tử vong ở nơi đó gây kinh hoàng đến vậy. Dẫu cho t́nh h́nh tử vong của các nước khác mới bị nhiễm c̣n khó đoán v́ yếu tố miễn dịch của từng dân tộc, khả năng nguy hiểm đến tính mạng do bản thân virus sẽ giảm đi so với thời gian đầu tiên chúng tấn công loài người.
Cũng như khi virus HIV vừa xuất hiện vào những năm 1980, mọi người đă từng sợ hăi virus có thể lan truyền qua tay nắm cửa, về sau chúng ta đă hiểu đường lây truyền chính của virus HIV là: máu, t́nh dục, và từ mẹ sang con. Theo thời gian, khi thông tin được tích lũy, dẫu cho chúng ta hiểu thêm về mối đe dọa và thấy chúng thật ra không đáng lo ngại th́ không có nghĩa là nỗi lo lắng của chúng ta ở thời kỳ đầu dịch bệnh là vô cớ.
Vậy th́ với t́nh h́nh hiểu biết hiện tại, chúng ta nên lo lắng đến mức nào?
2. Virus COVID-19 có phải virus cúm (influenza) và virus SARS?
Theo WHO, COVID-19 là một chủng virus riêng biệt với những đặc điểm riêng của nó. Cả COVID-19 và cúm mùa influenza đều gây ra bệnh đường hô hấp, có đường lây truyền tương tự nhau thông qua các hạt vi dịch từ mũi miệng của người bệnh. Tuy nhiên, hai loại virus này lại có nhiều điểm khác nhau, từ đó cho thấy chúng ta không thể xử lư COVID 19 như trường hợp cúm mùa.
Thứ nhất, theo thông tin thu thập được cho đến nay, COVID-19 không lây nhiễm dễ dàng như influenza.
Với influenza, người nhiễm chưa có triệu chứng là nguồn lây chủ yếu, chuyện này khác với trường hợp COVID 19. Có ca nhiễm không triệu chứng được báo cáo nhưng đa số các trường hợp đó là v́ báo cáo sớm, về sau họ cũng có triệu chứng, c̣n hầu hết các trường hợp đều có biểu hiện trong ṿng hai ngày. Tỷ lệ những người hoàn toàn không có triệu chứng dường như rất hiếm gặp, chỉ 1% trong các ca được báo cáo, do đó họ không phải là nguyên nhân chủ yếu của nguồn lây nhiễm. Một số quốc gia như Trung Quốc, Ghana, Singapore đă chú ư t́m những trường hợp không triệu chứng như vậy nhưng rất ít hoặc không có.
Có một cách duy nhất để biết chắc chắn có bị nhiễm hay không là t́m kháng thể chống COVID 19 trong cơ thể đối tượng. Một số nước đă bắt đầu tiến hành biện pháp này, trong đó có Singapore (xem thêm trong phần sau của bài). Thông tin này sẽ giúp chúng ta biết mức độ lây nhiễm trong cộng đồng dân cư qua thời gian.
WHO đă xây dựng quy tŕnh chuẩn cách tiến hành nghiên cứu này và khuyến khích các quốc gia thực hiện rồi chia sẻ thông tin.
Thứ hai, COVID-19 gây bệnh nghiêm trọng hơn cúm mùa influenza.
Trong khi dân cư toàn cầu đă có hệ miễn dịch đối phó được các chủng virus gây cúm mùa th́ COVID-19 lại là một tác nhân hoàn toàn mới. Điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều người bị mắc bệnh, mà một số người sẽ rơi vào t́nh trạng nguy hiểm. Trung b́nh toàn cầu, tỷ lệ tử vong do COVID-19 là khoảng 3,4% số ca báo cáo, trong khi đó cúm mùa gây tử vong c̣n chưa tới 1% trong số người nhiễm.
Thứ ba, đă có vaccine và cách điều trị cúm mùa, c̣n với COVID 19 th́ hoàn toàn ngược lại.
Tuy nhiên hiện tại có hơn 20 vaccine đang trong tiến tŕnh hoàn thành.
Thứ tư, chúng ta không thể kiểm soát ngăn chặn được cúm mùa, nhưng với COVID 19 điều này hoàn toàn làm được.
Giờ đây chúng ta không thể theo dơi các đối tượng nguy cơ tiếp xúc người nhiễm cúm mùa, nhưng các quốc gia nên thực hiện lần theo dấu vết nguy cơ để ngăn chặn đúng lúc. Việc kiểm soát hoàn toàn có thể làm được.