Nông dân Ấn Độ 'chết đứng' v́ tin đồn Covid-19 lây qua gà. Mặc dù bùng phát dịch Covid-19 ở Ấn Độ tuy chưa khiến ai tử vong, nhưng đă khiến một nông dân phải tiêu huỷ toàn bộ số trứng và gà con trị giá hơn 700.000 USD. Đó chỉ v́ một tin đồn thất thiệt mà thôi.
Ảnh minh hoạ: Reuters
Theo RT, ông Suresh Bhatlekar – một nông dân ở thị trấn Dahanu (bang Maharashtra, Ấn Độ) – đă trở thành “nạn nhân” mới nhất của sự hoảng loạn vô cớ liên quan đến Covid-19.
Trước đó, một tin đồn thất thiệt đă được lan truyền ở Ấn Độ, cho rằng virus SARS-CoV-2 có thể lây qua gia cầm thịt trắng.
Mặc dù không có cơ sở, nhưng tin đồn trên đă lan truyền trên các nền tảng tin nhắn như WhatsApp, khiến nhiều người loại bỏ gà và trứng khỏi chế độ ăn hàng ngày, đồng thời khiến doanh số bán thịt gia cầm giảm tới 80% trên khắp Ấn Độ.
Những nỗ lực của các chuyên gia ngành nông nghiệp, các nhà lập pháp và bác sĩ thú y trong việc trấn an người dân đến nay vẫn chưa đạt hiệu quả.
“Không tiêu thụ được gà, tôi buộc phải ngừng sản xuất, và hàng loạt nhân công đă mất việc làm”, ông Bhatlekar nói.
V́ lí do trên, ông Bhatlekar - chủ nhân 35 trang trại gia cầm và 3 ḷ ấp - đă quyết định tiêu huỷ hoàn bộ số trứng và gà con trị giá 782.000 USD (tương đương 16,7 tỉ đồng).
Để giải quyết hậu quả của các tin đồn thất thiệt, chính quyền bang Maharashtra đă quyết định sẽ giảm giá mặt hàng gia cầm và các món ăn chế biến từ thịt gia cầm.
Ngoài ra, một chiến dịch nâng cao nhận chứng về ngành chăn nuôi cũng sẽ được thực hiện.
Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm ở Pune đă gửi đơn khiếu nại lên cảnh sát, cáo buộc một người đàn ông đến từ Tây Bengal là nguồn gốc của những tin đồn thất thiệt về thịt gà.
Trên thực tế, các chủng cúm gia cầm có thể lây nhiễm cho cả gia cầm và người, nhưng không có bằng chứng khoa học nào cho thấy virus SARS-CoV-2 có cơ chế lây nhiễm giống cúm gia cầm.
“Có một số quan niệm sai lầm rằng Covid-19 có thể lây truyền qua thịt gà, thịt cừu và hải sản. Về mặt khoa học, các thông tin này chưa được chứng minh”, ông G. S. G. Ayyangar, người đứng đầu Cơ quan Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm Ấn Độ (FSSAI) cho biết.
VietBF@ sưu tầm.