Không thể ngờ về điều nay lại xảy ra tại Đặc khu Hong Kong. Một khảo sát được công bố hôm 7/3 tại Hong Kong cho kết quả: Phần lớn người trả lời từng bị chụp ảnh hoặc quay video quấy rối t́nh dục mà không có sự đồng ư của nạn nhân.
Khoảng 73% những người trả lời khảo sát là nạn nhân của sự lạm dụng nói trên, bao gồm chụp ảnh hoặc quay video khỏa thân hoặc có tính gợi dục mà không được sự cho phép của nạn nhân. Hơn một nửa người trả lời khảo sát nói rằng thủ phạm là người mà họ biết, theo kết quả công bố bởi Hiệp hội Chống Bạo lực T́nh dục Phụ nữ (ACSVAW) ở Hong Kong một ngày trước Ngày Quốc tế Phụ nữ.
Khảo sát trên dựa trên 206 câu trả lời mà hiệp hội này nhận được cho một bản khảo sát trực tuyết liệt kê các loại quấy rối t́nh dục qua ảnh từ tháng 5/2019 đến tháng 1/2020. Có tới 90% người tham gia là nữ, hầu hết người được hỏi có độ tuổi từ 11 đến 54, theo tờ South China Morning Post.
Các nạn nhân cho biết các hành vi trên diễn ra khi họ bị tán tỉnh nơi công cộng hoặc trong một mối quan hệ. Trong đó, 54% người được phỏng vấn cho biết thủ phạm là bạn trai của họ và từng sử dụng những h́nh ảnh này để kiểm soát hoặc cưỡng ép nạn nhân. Khoảng 37% số người được hỏi cho biết họ đă bị người lạ xâm phạm.
Linda Wong, giám đốc điều hành của Hiệp hội Chống Bạo lực T́nh dục Phụ nữ (ACSVAW), Hong Kong. Ảnh: SCMPNhững tổn thương không kể xiết
“Bạo lực t́nh dục dựa qua ảnh ngày càng trở nên nghiêm trọng”, Cameron Wong Sau-yung, giám đốc điều hành hiệp hội ACSVAW cho biết. “Trong số các vụ bạo lực t́nh dục mà chúng tôi nhận được tại trung tâm hỗ trợ nạn nhân hiếp dâm RainLily vào năm 2019, cứ 7 trường hợp th́ có một vụ liên quan đến bạo lực t́nh dục qua ảnh”.
Các h́nh thức lạm dụng khác bao gồm phát tán ảnh thân mật hay tạo các h́nh ảnh đồi trụy giả mạo mà không có sự đồng ư của nạn nhân.
F, một người phỏng vấn giấu tên, nói rằng cuộc sống của cô đă bị hủy hoại sau khi cô biết về sự tồn tại một video quay lén được thực hiện khi cô quan hệ t́nh dục. Thủ phạm đă sử dụng clip để tống tiền F và được cho là đă chia sẻ nó với những người khác.
“Tôi chắc chắn sẽ không đồng ư ghi lại các hoạt động t́nh dục của ḿnh, chứ đừng nói đến việc chia sẻ nó,” nạn nhân này chia sẻ. “Nó giống như bị hăm hiếp nơi công cộng... Sự hoảng loạn và những tổn thương mà tôi phải trải qua là không kể xiết”.
Nạn nhân đă nhiều lần kiểm tra các diễn đàn trực tuyến và các trang web khiêu dâm để xem đoạn video đă bị đăng hay chưa nhưng không t́m thấy. Qua những giọt nước mắt, người phụ nữ đă mô tả sự đau khổ của chứng rối loạn căng thẳng hậu sang chấn và suy nghĩ muốn tự sát.
“Áp lực và sự dằn vặt tôi đă trải qua không phải là điều mà người b́nh thường có thể hiểu”.
Khó khăn trong đấu tranh pháp lư
Hiệp hội trên cho biết 60% nạn nhân tránh t́m kiếm sự giúp đỡ hoặc chia sẻ kinh nghiệm của họ với người khác, chủ yếu v́ sợ làm cho t́nh h́nh tồi tệ hơn hoặc trở thành người bị chỉ trích.
30.000 người biểu t́nh trong phong trào #ProtestToo hồi tháng 8/2019 nhằm phản đối hành vi quấy rối t́nh dục ở Hong Kong. Ảnh: AP.
Trong số những người được hỏi, 51 người cho biết họ đă đến cảnh sát để nhờ giúp đỡ, nhưng 35 người được cho biết họ không thể yêu cầu điều tra do không đủ bằng chứng hoặc v́ không có tội phạm cụ thể nào diễn ra. Chỉ có 4 người được phỏng vấn cho biết hung thủ đă bị truy tố.
Giành được công lư thông qua ṭa án là một việc khó khăn do Hong Kong thiếu luật pháp cụ thể cho phép truy tố các vụ quấy rối t́nh dục qua ảnh, ACSVAW cho biết.
Thông qua khảo sát trên, hiệp hội này cho biết họ hy vọng chính phủ và Ủy ban cải cách luật pháp Hong Kong có thể tham khảo cách các cơ quan tư pháp nước ngoài đối phó với vấn đề này và đưa ra các h́nh phạt thích đáng nhắm vào bạo lực t́nh dục qua ảnh.
VietBF@ sưu tầm.