03/04/20
Iran là nơi có số người chết vì virus corona nhiều nhất thế giới sau Trung Quốc, thậm chí tỷ lệ tử vong cao nhất toàn cầu là 9%, so với 3,5% ở Trung Quốc
Thứ trưởng Y tế Iran lau mồ hôi trong cuộc họp báo ngày 24/2 ở Tehran. Ảnh: AFP
Không ở đâu ngoài Trung Quốc mà số người chết vì chủng mới của virus corona nhiều hơn Iran. Ngày 1/3, nhà chức trách nước này cho biết 54 người đã chết vì COVID-19, bao gồm cố vấn của lãnh đạo tối cao Iran và một cựu đại sứ 81 tuổi, trên tổng số 978 người nhiễm bệnh.
7 quan chức cấp cao khác cũng bị nhiễm bệnh trong đó có Phó tổng thống Masoumeh Ebtekar. Bà có cuộc họp với Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm 26/2, trước khi được xét nghiệm dương tính.
Thứ trưởng Y tế Iraj Harirchi hôm 24/2 thể hiện sự mệt mỏi, toát mồ hôi trong cuộc họp báo về dịch COVID-19 và nói rằng tình hình đang trong tầm kiểm soát. Chỉ một ngày sau, người ta thông báo ông bị ốm và dương tính với virus corona.
Tỷ lệ cao nhất thế giới
Ngoài Trung Quốc, Iran là nước ghi nhận số ca tử vong cao nhất với 54 người nhưng tỷ lệ tử vong là cao nhất thế giới ở mức 9%, thậm chí là 16% trong tuần trước, so với 3,5% của Trung Quốc. Tại Hàn Quốc, trong số 4.335 ca nhiễm bệnh, 26 người chết, tức dưới 1%, và tại Italy, 1.694 người mắc bệnh, 34 người thiệt mạng, tức khoảng 2%.
Tổng thống Hassan Rouhani quả quyết rằng dịch bệnh là "một trong những âm mưu của kẻ thù" và chính phủ của ông không có nhiều biện pháp mạnh tay chống dịch.
Ngoại trừ một số hạn chế tại các Thánh đường và hủy một lễ cầu nguyện hôm 28/2, tổng thống Iran cho biết chưa có kế hoạch phong tỏa thành phố có người nhiễm virus.
Trong bối cảnh thiếu khẩu trang và nước rửa tay, các chuyên gia về y tế công cộng nói rằng Iran có thể trở thành một ổ dịch lớn ở Trung Đông, đặc biệt dễ dàng lây lan ra toàn khu vực bởi đường biên giới lỏng lẻo của các quốc gia bất ổn hoặc hỗn loạn vì chiến tranh.
Nhà chức trách Iran công bố ca nhiễm virus đầu tiên ở thành phố Qom trong tuần trước và virus nhanh chóng lan ra 7 tỉnh khác. Những nước khác trong khu vực gồm Iraq, Kuwait, Oman và Afghanistan cũng ghi nhận những ca nhiễm đầu tiên với các bệnh nhân từng tới Iran.
Nhiều người trong và ngoài Iran đặt ra câu hỏi liệu nhà chức trách đã công bố bức tranh toàn cảnh về bệnh dịch hay chưa. Tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngày 27/2 nói với các phóng viên rằng virus đến một cách âm thầm, "không bị phát hiện" ở Iran, vì thế mức độ lây nhiễm có thể còn rộng hơn những gì chúng ta nhìn thấy. Tuy nhiên, các quan chức Iran bác bỏ mọi thông tin cho rằng họ che giấu dịch.
Khi được hỏi có bao nhiêu người đã được cách ly, Giám đốc Đại học Y khoa Qom, Mohammad Reza Ghadir, nói rằng ông không được phép phát ngôn trong khi Bộ Y tế nói rằng không có số liệu mới. Ông cũng cho hay "phần lớn các xét nghiệm được thực hiện ở Tehran nên Tehran sẽ công bố".
Thứ trưởng Y tế Iraj Harirchi hôm 24/2 thể hiện sự mệt mỏi, toát mồ hôi trong cuộc họp báo về dịch COVID-19 và nói rằng tình hình đang trong tầm kiểm soát. Chỉ một ngày sau, người ta thông báo ông bị ốm và dương tính với virus corona.
Tỷ lệ cao nhất thế giới
Ngoài Trung Quốc, Iran là nước ghi nhận số ca tử vong cao nhất với 54 người nhưng tỷ lệ tử vong là cao nhất thế giới ở mức 9%, thậm chí là 16% trong tuần trước, so với 3,5% của Trung Quốc. Tại Hàn Quốc, trong số 4.335 ca nhiễm bệnh, 26 người chết, tức dưới 1%, và tại Italy, 1.694 người mắc bệnh, 34 người thiệt mạng, tức khoảng 2%.
Tổng thống Hassan Rouhani quả quyết rằng dịch bệnh là "một trong những âm mưu của kẻ thù" và chính phủ của ông không có nhiều biện pháp mạnh tay chống dịch.
Ngoại trừ một số hạn chế tại các Thánh đường và hủy một lễ cầu nguyện hôm 28/2, tổng thống Iran cho biết chưa có kế hoạch phong tỏa thành phố có người nhiễm virus.
Vì sao Iran có tỷ lệ tử vong vì virus corona nhiều hơn hẳn các nước khác? - Ảnh 1.
Các công nhân khử trùng trên tàu điện ngầm ở Tehran hôm 25/2. Ảnh: AP
Trong bối cảnh thiếu khẩu trang và nước rửa tay, các chuyên gia về y tế công cộng nói rằng Iran có thể trở thành một ổ dịch lớn ở Trung Đông, đặc biệt dễ dàng lây lan ra toàn khu vực bởi đường biên giới lỏng lẻo của các quốc gia bất ổn hoặc hỗn loạn vì chiến tranh.
Nhà chức trách Iran công bố ca nhiễm virus đầu tiên ở thành phố Qom trong tuần trước và virus nhanh chóng lan ra 7 tỉnh khác. Những nước khác trong khu vực gồm Iraq, Kuwait, Oman và Afghanistan cũng ghi nhận những ca nhiễm đầu tiên với các bệnh nhân từng tới Iran.
Nhiều người trong và ngoài Iran đặt ra câu hỏi liệu nhà chức trách đã công bố bức tranh toàn cảnh về bệnh dịch hay chưa. Tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngày 27/2 nói với các phóng viên rằng virus đến một cách âm thầm, "không bị phát hiện" ở Iran, vì thế mức độ lây nhiễm có thể còn rộng hơn những gì chúng ta nhìn thấy. Tuy nhiên, các quan chức Iran bác bỏ mọi thông tin cho rằng họ che giấu dịch.
Khi được hỏi có bao nhiêu người đã được cách ly, Giám đốc Đại học Y khoa Qom, Mohammad Reza Ghadir, nói rằng ông không được phép phát ngôn trong khi Bộ Y tế nói rằng không có số liệu mới. Ông cũng cho hay "phần lớn các xét nghiệm được thực hiện ở Tehran nên Tehran sẽ công bố".
Lý giải các khả năng
Các chuyên gia y tế bên ngoài cho biết lý do khiến tỷ lệ tử vong tại quốc gia này ở mức cao có thể do báo cáo về số người nhiễm bệnh của Iran có thể đi sau báo cáo số người chết.
Có thể, nhà chức trách Iran đã bỏ qua các trường hợp mắc bệnh nhưng ít nghiêm trọng trên cả nước, hoặc bởi trình độ và quy mô xét nghiệm hạn chế, hoặc bởi cách thống kê và thông tin.
"Đây dường như là vấn đề về báo cáo. Báo cáo các ca nhiễm virus có thể đã không theo kịp báo cáo về số ca tử vong", Yanzhong Huang, chuyên gia của Đại học Seton Hall của Mỹ, nói.
"Không rõ liệu Iran có đủ năng lực để thống kê số người bị nhiễm virus hay không vì việc này đòi hỏi phải đi xuống từng thị trấn, từng ngôi làng để rà soát và xét nghiệm chứ không chỉ dựa trên số người chủ động đến các bệnh viện lớn với triệu chứng nghiêm trọng", giáo sư, bác sĩ William Schaffner của Trung tâm Y - Đại học Vanderbilt nói.
"Tôi không rõ họ có khả năng đó không. Nhiều quốc gia không có truyền thống đó trong nền y tế dự phòng của họ", ông nói thêm.
"Một khả năng khác là các bệnh nhân là người cao tuổi, bộ phận dễ bị tổn thương trong dân số, ông Schaffner nói. Nếu virus tấn công vào những người già với nhiều bệnh tiềm ẩn thì nguy cơ không qua khỏi là rất cao và giải thích được tỷ lệ tử vong cao này", vị bác sĩ nói thêm.
Một khả năng khác là các bệnh viện đã không đủ chuyên môn để cứu chữa cho các nạn nhân, nhưng khả năng này không xảy ra trong trường hợp này vì hệ thống y tế của Iran tương đối tiên tiến, ông Schaffner nói.
Tiến sĩ John Torres, phóng viên y tế của NBC, cho biết không có bằng chứng về sự biến đổi gene của virus khi đến Iran, do đó lời giải thích cho việc Iran có tỷ lệ tử vong cao dường như có thể liên quan đến cách nước này thống kê số người nhiễm bệnh. "Virus không hề biến đổi", ông Torres khẳng định.
Truyền thông nhà nước Iran ngày 2/3 cho biết nghị sĩ Mamoud Sadeghi và Thứ trưởng Y tế Iraj Harirchi, người được giao nhiệm vụ đứng đầu cuộc chiến chống dịch COVID-19, có kết quả xét nghiệm dương tính với chủng mới của virus corona.
Trong cuộc họp báo tuần trước, ông có biểu hiện mệt mỏi, phải dùng khăn lau mồ hôi trên trán. Ông không đeo khẩu trang trong khi người phát ngôn của Bộ Y tế đứng gần đó. Họ thể hiện sự tự tin về những phản ứng của chính phủ trước dịch bệnh.
"Tôi xin nói điều này từ tận đáy lòng. Hãy bảo vệ bản thân mình", ông Harirchi nói, trước khi thông tin trớ trêu về việc ông bị nhiễm bệnh được công bố. "Đây là loại virus 'dân chủ'. Nó không phân biệt giàu nghèo, có quyền hay không có quyền. Nó sẽ lây nhiễm cho nhiều người".
Ông Harirchi trước đó từng phản ứng giận dữ khi một chính trị gia cáo buộc rằng con số người chết ở Qom cao hơn con số mà chính phủ công bố. Trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình hôm đó, ông Harirchi bắt đầu có biểu hiện ho. Sự việc làm dấy lên lo lắng về cách Iran xử lý khủng hoảng cũng như công bố thông tin.
Vũ Hà
Tham khảo NBC News