Chính phủ của Tổng Thống Trump hiện nay muốn có một phán quyết bao quát, để có thể dùng áp dụng cho nhiều trường hợp, đưa đến đe dọa trục xuất hàng triệu người, kể cả những người bị bắt giữ xa vùng biên giới và từng ở Mỹ từ nhiều năm nay, để ngăn chặn và trục xuất người di dân bất hợp pháp, sau khi một người đàn ông từ Tijuana, Mexico lén lút vượt biên giới để vào lănh thổ Mỹ, chỉ đi được khoảng 25 mét th́ đă bị bắt giữ.
Ṭa nhà Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ. (H́nh: AP Photo/J. Scott Applewhite)
Cuộc hành tŕnh gian khổ kéo dài bảy tháng trời của anh Vijayakumar Thuraissigiam từ Sri Lanka đến đó là chấm dứt.
Anh nay có thể nói với các giới chức di trú Mỹ lư do v́ sao anh phải ra đi: là người gốc Hồi Giáo thiểu số Tamil ở Sri Lanka, anh đă bị đánh đập và đe dọa. Anh muốn xin được tị nạn để ở lại Mỹ.
Nhưng anh Thuraissigiam đă chọn sai thời điểm để vào Mỹ.
Việc anh lén vào Mỹ xảy ra cùng lúc với việc chính phủ của Tổng Thống Donald Trump khởi sự chiến dịch ngăn chặn và trục xuất người di dân bất hợp pháp. Sau khi bác bỏ yêu cầu xin tị nạn của anh ngay trong giai đoạn đầu của việc thanh lọc, cơ quan di trú nay muốn nhanh chóng trục xuất anh.
Tối Cao Pháp Viện Mỹ hôm Thứ Hai, 2 Tháng Ba, sẽ lắng nghe cuộc tranh luận giữa các luật sư để quyết định xem là anh Thuraissigiam và những người ở cùng hoàn cảnh như anh có thể bị trục xuất mà không có cơ hội được ra trước ṭa liên bang để tŕnh bày về trường hợp của ḿnh.
Chính phủ của Tổng Thống Trump hiện nay muốn có một phán quyết bao quát, để có thể dùng áp dụng cho nhiều trường hợp, đưa đến đe dọa trục xuất hàng triệu người, kể cả những người bị bắt giữ xa vùng biên giới và từng ở Mỹ từ nhiều nămnay, theo các chuyên gia về vấn đề này.
“Tối Cao Pháp Viện từ hơn một thế kỷ nay đă có lập trường rằng bất cứ ai ở Mỹ, ngay cả những người vào Mỹ bất hợp pháp, đều được hưởng sự công bằng trước luật pháp. Nếu chính phủ thành công trong vụ kiện này, th́ đây sẽ là sự đảo nghịch một điểm căn bản của hiến pháp Mỹ, và trên lư thuyết có thể khiến hàng triệu người di dân bất hợp pháp không được có sự công bằng này,” theo Giáo Sư Stephen Yale-Loehr, một chuyên gia về di trú tại trường Luật của đại học Cornell University.
Bộ Tư Pháp đưa ra lập luận rằng thành phần di dân bất hợp pháp không được hưởng quyền lợi theo như quy định của hiến pháp Mỹ, cho vấn đề liên quan đến đơn xin vào Mỹ của họ. Bộ Tư Pháp cũng nói rằng biện pháp thanh lọc được Quốc Hội đề ra khi thông qua chương tŕnh trục xuất nhanh chóng là đầy đủ, không cần phải có phán quyết của thẩm phán ṭa liên bang.
Kể từ năm 2004, các giới chức cơ quan di trú đă nhắm nhanh chóng trục xuất những người di dân bất hợp pháp bị bắt giữ trong khu vực cách biên giới 100 dặm (160 km) trở lại, và trong ṿng 14 ngày sau khi vào Mỹ.
Chính phủ của Tổng Thống Donald Trump nay muốn nới rộng quyền hạn đó để những người cho dù bị bắt ở nơi nào trên đất Mỹ và chỉ mới ở Mỹ trong thời gian hai năm, đều có thể bị trục xuất nhanh chóng. (V.Giang)