Một chiếc ghế nổi tiếng mang lời nguyền chết chóc, khiến bất kỳ ai ngồi lên chiếc ghế này đều tử vong ngay sau đó v́ tai nạn hoặc bệnh tật, bởi vậy không một ai dám ngồi lên lại ẩn chứa đằng sau cuộc hôn nhân đầy bi thương. Chính v́ điều này mà không một ai dám đến gần nó.
Trong thế giới nhân loại luôn tồn tại những điều bí ẩn kỳ lạ mà giới khoa học đến nay vẫn không thể nào lư giải được một cách thấu đáo. Đặc biệt, với những đồ vật được cho là gắn với lời nguyền chết chóc luôn trở thành đề tài được mọi người quan tâm và khiến các nhà nghiên cứu đau đầu đi t́m lời giải.
Bảo tàng Thirsk ở Vương quốc Anh là nơi lưu giữ chiếc ghế nổi tiếng của Thomas Busby. Chiếc ghế được bảo tàng gắn lên tường để không cho bất kỳ ai ngồi trên đó. Không phải v́ chiếc ghế này quá giá trị mà bởi lẽ nó mang một lời nguyền chết chóc từ thế kỷ 18. Chiếc ghế mang lời nguyền nếu bất kỳ ai dám ngồi lên đó th́ họ sẽ qua đời vào ngày hôm sau.
Lời nguyền đáng sợ này bắt nguồn từ Bắc Yorkshire vào năm 1702. Khi đó, một người đàn ông tên Thomas Busby đă kết hôn với cô gái xinh đẹp có tên là Elizabeth Auty. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của họ bị cha cô gái phản đối v́ ông này nghĩ rằng con gái ḿnh có thể kiếm một tấm chồng tốt hơn.
Bảo tàng chứa chiếc ghế mang lời nguyền.
Một ngày nọ, Busby trở về nhà và nh́n thấy cha vợ đang ngồi trên chiếc ghế yêu thích của ḿnh. Sau đó, người bố vợ nói rằng ông sẽ đưa con gái ḿnh trở về nhà. Sau khi nghe thấy điều ấy, Busby đă vô cùng giận dữ và trong giây phút không kiềm chế được bản thân, Busby đă dùng một chiếc búa giết chết cha vợ rồi đem giấu xác.
Trong lúc giết hại bố vợ, Busby đă hét lên và buông lời nguyền bất cứ người nào ngồi lên chiếc ghế của y chắc chắn chết. Ban đầu, nhiều người cho rằng không hề tồn tại chiếc ghế ẩn chứa lời nguyền quái quỷ trên nhưng khi hàng loạt người ngồi lên trên nó đă chết một cách bất ngờ, khó hiểu th́ lúc đó mọi người mới tin rằng lời nguyền đó là có thật.
Cụ thể, vào những năm 1960, có hai phi công RAF đă ngồi lên chiếc ghế của Busby từng buông lời nguyền tại quán trọ của Tony Earnshaw. Sau đó, hai người này đă chết trong một tai nạn ô tô vào ngày hôm sau.
Chưa dừng lại ở đó, một nhóm thợ xây đă ghé vào quán trọ của Earnshaw để ăn trưa, trong đó một người trẻ tuổi đă ngồi lên chiếc ghế. Ngay ngày hôm sau, người thanh niên trẻ tuổi ngồi lên ghế của Busby đă ngă từ mái nhà xuống và chết trong đau đớn. Đến một hôm, người phục vụ của quán vô t́nh bị trượt chân và ngồi xuống chiếc ghế vướng lời nguyền của Busby. Về sau, người phục vụ qua đời v́ khối u năo.
Cận cảnh chiếc ghế mang lời nguyền.
Chiếc ghế được treo ở viện bảo tàng.
Người chủ quán trọ sau đó đă cất chiếc ghế "tử thần" vào trong tầng hầm để không ai ngồi lên nó và mất mạng nữa. Thế nhưng, một người giao hàng khi xếp đồ vào tầng hầm đă vô t́nh ngồi lên chiếc ghế bị "nguyền rủa". Trong ngày hôm ấy, người giao hàng gặp tai nạn và tử vong.
Sau những cái chết khủng khiếp đó, Tony Earnshaw đă quyết định đưa chiếc ghế chết chóc của Busby cho Bảo tàng Thirsk để không có thêm nạn nhân nào ngồi lên nó và phải hứng chịu cái chết v́ lời nguyền kinh hoàng trên. Nhiều người tin rằng lời nguyền đă ứng nghiệm nhưng số khác th́ lại cho rằng đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi.
Dù sự thật thế nào đi chăng nữa, chiếc ghế của Busby vẫn được gắn chặt trong Bảo tàng Thirsk và cũng không một ai dám mạo hiểm ngồi lên nó.