Đó là kế ly gián nhằm tách Thổ khỏi Nga. Mỹ muốn lợi dụng cơ hội Nga và Thổ Nhĩ Kỳ không t́m được tiếng nói chung ở Idlib để phá vỡ mối quan hệ giữa hai nước này.
Trong bối cảnh căng thẳng tại Idlib dâng cao, Mỹ đang cố gắng nắm lấy cơ hội đẩy Thổ Nhĩ Kỳ lún sâu vào băi lầy Idlib, đồng thời khuyến khích Ankara có những hành động quân sự nhằm vào lực lượng trung thành với Tổng thống Assad.
Thổ Nhĩ Kỳ - Nga - Iran trước đó đă cùng nhau đạt được nhiều thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài gần một thập kỷ ở Syria. Do đó, Mỹ muốn nhân cơ hội Nga và Thổ Nhĩ Kỳ không t́m được tiếng nói chung ở Idlib để phá vỡ mối liên kết này.
Ngày 11/2, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gửi lời chia buồn tới Thổ Nhĩ Kỳ sau khi một số binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng trong những cuộc giao tranh trên chiến trường Idlib. Ông Pompeo cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với Ankara trong việc ngăn cản bước tiến của Quân đội Syria (SAA).
Thổ Nhĩ Kỳ - Nga - Iran đă có nhiều nỗ lực nhằm ổn định t́nh h́nh Syria.
Trong khi đó, Tổng thư kư NATO Jens Stoltenberg cáo buộc Quân đội Syria với sự hỗ trợ của Nga đă tấn công vào dân thường ở Idlib, đồng thời gián tiếp ủng hộ các hoạt động hỗ trợ phiến quân của Thổ Nhĩ Kỳ.
"Tôi rất quan tâm đến t́nh h́nh ở Idlib, bởi v́ chúng tôi đă chứng kiến những cuộc tấn công khủng khiếp nhằm vào thường dân. Như chúng ta thấy, một lần nữa, hàng trăm ngàn người đă buộc phải chạy trốn khỏi khu vực chiến sự.
Chúng tôi đă thấy những cuộc pháo kích bừa băi vào dân thường cũng như các mục tiêu dân sự, và chúng tôi lên án những hành động này.
Chúng tôi kêu gọi Assad và Nga dừng chiến dịch tấn công vào Idlib, tôn trọng luật pháp quốc tế và hợp tác với Liên Hợp Quốc để t́m kiếm giải pháp ḥa b́nh cho Syria", ông Stoltenberg nói.
Với lá cờ dân chủ, chính Mỹ và đồng minh đă châm ng̣i cho cuộc nội chiến kéo dài ở Syria. Cuộc chiến khiến hàng trăm ngh́n thường dân thiệt mạng, hàng triệu người dân Syria rơi vào cảnh khốn cùng. Giờ đây, Mỹ và NATO đột nhiên tỏ ra "nhân đạo" đến lạ lùng.
Giới quan sát cho rằng, Mỹ-NATO đang cố gắng khoét sâu vào "vết nứt" trong quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Từ đó, kéo Ankara ra khỏi tầm ảnh hưởng của Moscow, chấm dứt kế hoạch mua hệ thống pḥng thủ S-400.
Tuy nhiên, trên thực tế, cho dù căng thẳng ở Idlib có leo thang đến mức nào đi chăng nữa th́ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ luôn biết kiềm chế đối phương, không để xảy ra đối đầu quân sự tại Syria.
Nga chắc chắn sẽ không kiềm chế hoạt động của lực lượng chính phủ ở Idlib theo yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí Nga c̣n tích cực hỗ trợ SAA giải phóng Idlib khỏi sự kiểm soát của phiến quân.
V́ thế, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ buộc phải lựa chọn. Hoặc là Ankara tiếp tục "làm ngơ" trước những cuộc tấn công của Quân đội Syria vào Idlib nhằm duy tŕ mối quan hệ với Moscow và chấp nhận chính quyền Damascus.
Hoặc Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết chặn bước tiến của SAA, tấn công lực lượng này bất chấp sự hiện diện của Nga trên chiến trường Idlib. Tuy nhiên, hành động này có thể khiến Ankara phải trả giá đắt.
Chưa kể đến những thiệt hại mà quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có thể phải hứng chịu trên chiến trường, chỉ cần tính đến những thiệt hại nếu mối quan hệ Nga-Thổ đổ vỡ cũng đủ khiến Ankara phải suy nghĩ lại.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có quá nhiều lợi ích chung, và Ankara hiểu hậu quả của việc đối đầu với Moscow ở Trung Đông. Do đó, có thể khẳng định "kế ly gián" của Mỹ-NATO nhằm chia rẽ mối quan hệ Nga-Thổ khó có thể thành công.
VietBF@ sưu tầm.