Sự xuất hiện của một dịch bệnh mới một lần nữa cho thấy chế độ Cộng Sản Trung Quốc có thể là một ông khổng lồ có đôi chân bằng đất sét.
Bệnh dịch có vẻ đă trở thành nghiêm trọng, với hàng ngàn người bị nhiễm bệnh tại Trung Quốc và bắt đầu lan truyền ra đến nước ngoài trước khi nó được loan báo rộng răi. Sự chậm trễ này khiến người ta có thể nghĩ rằng đây là một cố gắng che giấu của các quan chức địa phương, nhưng theo các nhà chính trị học nó có thể là biểu hiện của những nhược điểm căn bản nằm ngay tại trung tâm hệ thống chính quyền Bắc Kinh
Hệ thống thư lại cứng ngắc với các cấp bậc trên dưới đă làm cho các quan chức địa phương không dám báo các tin không tốt lên cấp trên dù rằng họ có thể phải cần những sự giúp đỡ từ trên. Và nó cũng cô lập những quan chức cùng cấp bậc khiến cho người ta khó có thể thấy, chứ đừng nói đến việc kiềm chế toàn bộ tầm mức của cuộc khủng hoảng. Như giáo sư John Yausa của viện đại học Indiana nhận xét:
“Đó là lư do tại sao ta không bao giờ nghe nói đến vấn đề có tính cách địa phương tại Trung Quốc. Khi mà chúng ta nghe đến nó, đó là lúc nó đă lên đến chính phủ trung ương và trở thành một vấn đề không lồ.”
Những nhược điểm của hệ thống chính quyền này đóng một vai tṛ trong tất cả mọi khía cạnh, từ tốc độ mà chính quyền phản ứng với vụ xuất hiện bệnh dịch cho đến những khó khăn mà Trung Quốc gặp phải trong việc ngăn ngừa những nguy cơ dịch bệnh mà các chuyên gia đă cảnh cáo từ lâu truớc khi dịch này xảy ra.
Theo các chuyên gia phản ứng ban đầu của các giới chức Trung Quốc hầu như giống hệt phản ứng của họ trong dịch cúm SARS cách đây 17 năm. Khi dịch bệnh SARS xảy ra nó đă để lan truyền một cách tự do v́ các quan chức Trung Quốc đă che giấu những báo cáo đầu tiên của các bác sĩ. Lư do che giấu này không phải là họ sợ dân chúng náo lọan mà là v́ mất điểm với cấp trên với những hậu quả không tốt cho sự nghiệp ḿnh.
“Đây là một chủ đề liên tục trong các quan hệ giữa trung ương và địa phương tại Trung Quốc. Không ai muốn là người mang tin xấu đến cả” đó là nhận định của Tiến sĩ Vivienne Shue, một học giả chuyên về Trung Quốc tại viện đại học Oxford.
Khoảng cách giữa các lănh tụ trung ương tại Bắc Kinh và các viên chức địa phương lo chuyện hàng ngày tại các vùng, theo bà Shue chính là “cái nan đề căn bản của hệ thống”. Và bà cho biêt thêm, nó khiến các viên chức cả trung ương lẫn địa phương “làm nhiều điều vô lư, phản tác dụng” trong cố gắng thao túng và kiểm soát lẫn nhau.
Và những hành động này bao gồm cả việc ngâm lại không báo cáo về những khủng hoảng tiềm tàng với hy vọng có thể giải quyết được chúng trước khi “xếp” biết.
Nhưng đồng thời, hệ thống hầu như hoàng triều truyền thống của Trung Quốc, lại khiến cho các lănh đạo ngay cả cấp cao nhất tại Bắc Kinh không có bao nhiêu quyền uy trực tiếp đối với những ǵ xảy ra tại địa phương – các chính sách trung ương đưa ra đôi khi bị lờ đi hoặc làm ngược lại. Cách độc nhất mà lănh đạo trung ương có thể làm đuợc là trừng phạt hoặc tuởng thưởng cấp dưới mà thôi.
Thành ra hai đầu của hệ thống thường xuyên ở trong một t́nh trạng đấu tranh liên tục đặc biệt là vào những lúc khẩn cấp khi cả hai đều t́m cách quy trách nhiệm cho bên kia.
Theo bà Shue th́ đó chính là vấn đề đă xảy ra trong suốt lịch sử Trung Quốc hiện đại với quyền lực thay đổi tùy thời gian giữa trung uơng và địa phương. Lănh tụ Trung Cộng hiện nay, ông Tập Cận B́nh t́m cách tập trung quyền lực vào tay ḿnh, thành lập những toán đặc nhiệm tại Bắc Kinh để kiểm soát mạnh hơn các địa phương. Nhưng cái mâu thuẫn căn bản vẫn c̣n, ông Tập siết thêm kiểm soát chỉ khiến cho những lănh đạo địa phương e ngại thêm trong việc cung cấp những tin tức có thể làm ông không bằng ḷng.
Nếu vấn đề trung ương địa phương là một vấn đề muôn thuở có sẵn tại Trung Quốc th́ hệ thống Cộng Sản lai làm nó trầm trọng thêm bởi một yếu tố mới. Ngay từ thời Mao Trạch Đông chế độ Cộng Sản Trung quốc họat động dưới một hệ thống các nhà chính trị học gọi là hệ thống “chuyên chế phân mảnh” (fragmented authoritarianism) trong đó mỗi lănh đạo địa phương đều có quyền lực hầu như tuyệt đối trên dân chúng và những người dưới quyền ḿnh. Điều đó dẫn đến cái mà Tiến sĩ Elizabeth J. Perry, một chuyên gia thuộc viện đại học Harvard gọi là “cai trị kiểu du kích chiến” (guerrilla governance) trong đó kết quả có ưu tiên hơn là thủ tục hay trách nhiệm và trong đó mỗi người chỉ làm sao lo cho chính ḿnh.
Điều đó có thể tốt, nó giúp tập trung cố gắng vào một việc mà lănh tụ ở trên đặt ưu tiên cao nhất và được coi như là đóng góp một phần quan trọng vào việc Trung Quốc phát triển nhảy vọt. Nhưng nó có thể trở thành một họa hại lớn khi phải đối phó với những vấn đề khủng hoảng y tế hoặc môi sinh.
Bệnh tật và ô nhiểm không phân biệt biên giới. Và v́ cung cách chúng lan truyền đi, thông thường chúng đ̣i hỏi một hành động thống nhất trên ṭan quốc đề ngăn chặn hoặc loại trừ. Và đó chính là điều mà “cai trị kiểu du kích chiến” không thích hợp.
Một trường hợp điển h́nh là năm 2001 Bắc Kinh ra lệnh cho các tỉnh phải giảm việc ô nhiễm sông ng̣i từ các nhà máy. Nhiều khu bèn chuyển các nhà máy này ra sát biên giới tỉnh bên cạnh, bảo đảm rằng nước dơ chảy sang khu tỉnh bên cạnh, đạt tiêu chuẩn trung ương đưa ra. Nhưng ô nhiễm nguồn nước trên ṭan quốc trở thành trầm trọng hơn.
Lê Mạnh Hùng
Feb 2020
|