WHO khuyến cáo, cháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn, do vậy không thể sử dụng kháng sinh như một biện pháp pḥng ngừa, điều trị nCoV.
Dưới đây là tư vấn pḥng chống nCoV của Tổ chức Y tế Thế giới:
1. nCoV có thể tồn tại trong môi trường nóng ẩm không?
Có. Hiện tại nCoV đă lan sang các quốc gia có cả khí hậu nóng và ẩm cũng như lạnh và khô. Dù bạn ở bất cứ nơi đâu và điều kiện thời tiết đó ra sao đều cần thực hiện các biện pháp pḥng ngừa là thường xuyên rửa tay và dùng khăn giấy để che mũi, miệng khi hắt hơi hoặc ho.
2. Uống nhiều nước có bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm nCoV không?
Mặc dù giữ cơ thể đủ nước và việc uống nước là rất quan trọng với sức khỏe tổng thể, nhưng việc này lại không ngừa được nCoV. Nếu bị sốt, ho, khó thở, nhất là có tiền sử dịch tễ đi từ vùng dịch về hoặc từng tiếp xúc với người nhiễm nCoV, nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra, cách ly kịp thời.
Ngoài ra, uống rượu, bia hay đồ uống có cồn cũng không pḥng ngừa được nCoV. V́ vậy, mỗi người nên hạn chế tối đa việc uống rượu bia để bảo vệ sức khỏe. Những người không biết uống không nên tập uống để ngăn ngừa.
3. Nhận hàng hóa, bưu phẩm từ Trung Quốc hoặc từ các nơi có dịch có an toàn không?
Người dân hoàn toàn có thể yên tâm, việc nhận các gói hàng hóa không có nguy cơ lây nhiễm nCoV. Virus corona không tồn tại lâu trên các vật thể, chẳng hạn như trên thư hay bưu phẩm.
4. Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối, hay dùng nước súc miệng có ngăn được nCoV không?
Đến nay không có bằng chứng cho thấy việc thường xuyên rửa mũi bằng nước muối giúp bảo vệ cộng đồng tránh nhiễm nCoV. Việc thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lư có thể giúp người bị cảm lạnh thông thường hồi phục nhanh hơn. Tuy nhiên, đây chưa được chứng minh là phương pháp giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp.
Một số nhăn hiệu nước súc miệng có thể loại bỏ vi khuẩn ở nước bọt trong vài phút. Tuy nhiên không có bằng chứng cho thấy nước súc miệng có thể bảo vệ bạn không lây nhiễm nCoV.
5. Ăn tỏi có giúp ngừa nCoV không?
Tỏi là một loại thực phẩm lành mạnh có thể có một số đặc tính kháng khuẩn. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy ăn tỏi giúp bảo vệ khỏi nCoV.
6. Máy quét thân nhiệt có hiệu quả như thế nào trong việc phát hiện người bị nhiễm nCoV?
Máy quét thân nhiệt có hiệu quả trong việc phát hiện những người bị sốt, tức là có nhiệt độ cơ thể cao hơn b́nh thường. Tuy nhiên, máy không phát hiện ra những người bị nhiễm chưa bị sốt. Người bị nhiễm phải mất từ 2-10 ngày mới phát bệnh.
7. nCoV chỉ tấn công người già hay cả người trẻ tuổi?
Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm nCoV, song người già khi có sẵn các bệnh lư nền như hen suyễn, tiểu đường, tim mạch dường như dễ bị nặng hơn khi nhiễm virus này. WHO khuyên mọi người ở mọi lứa tuổi nên thực hiện các bước để bảo vệ bản thân khỏi virus như thường xuyên rửa tay và vệ sinh đường hô hấp tốt.
8. Kháng sinh có thể diệt được nCoV không?
Kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn, do vậy không thể sử dụng kháng sinh như một biện pháp pḥng ngừa, điều trị nCoV. Tuy nhiên những trường hợp nhập viện do dương tính với nCoV vẫn có thể được dùng kháng sinh do bị đồng nhiễm trùng bởi vi khuẩn.
Cho đến nay, chưa có thuốc đặc trị pḥng và điều trị nCoV. Những trường hợp nhiễm nCoV cần được chăm sóc phù hợp và điều trị triệu chứng. Những trường hợp bệnh nghiêm trọng cần được chăm sóc và điều trị tích cực. Một số biện pháp điều trị đặc hiệu đang được nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng.
9. Bôi dầu mè giúp ngăn nCoV xâm nhập vào cơ thể không?
Dầu mè không giết dược nCoV. Hiện nay, chỉ có một số chất khử trùng hoá học có thể diệt được nCoV trên các bề mặt như cồn 75 độ, axit peracetic, chloroform. Tuy nhiên, ngay cả khi bôi hoặc hít những loại hoá chất này cũng không có hoặc có rất ít tác dụng, trong khi bạn có thể gặp nguy hiểm.
10. Động vật nuôi như chó mèo có thể lây truyền nCoV không?
Hiện nay, không có bằng chứng cho thấy chó mèo có thể nhiễm nCoV. Tuy nhiên, nên rửa tay thật sạch trước và sau khi tiếp xúc với chúng. Điều này giúp bạn ngăn ngừa nhiều vi khuẩn gây bệnh lây từ động vật sang người.
VietBF © sưu tầm