Ba phương thức lây truyền chủ yếu của nCoV là qua giọt bắn của người ho, hắt hơi; tiếp xúc trực tiếp người bệnh; qua các bề mặt có virus bám dính, chứ không qua bụi khí nên mọi người không nên quá lo lắng.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM, cho biết ngày 8/2 Tân Hoa xă dẫn lời ông Zeng Qun, Phó Cục trưởng Cục Dân chính thành phố Thượng Hải nói rằng các chuyên gia y tế và pḥng ngừa dịch đă xác định nCoV có thể lây qua aerosol. Song, việc dịch thuật từ ngữ aerosol nhầm lẫn giữa "bụi khí" và "khí dung" dẫn tới sự hiểu lầm. Thông tin virus corona lây qua "bụi khí" đang khiến cộng đồng ở Việt Nam lo ngại về đường lây nhiễm của virus corona mới.
"Nếu hiểu theo thuật ngữ aerosol theo nghĩa 'bụi khí' th́ sự phát tán dịch là vô cùng khủng khiếp. Tuy nhiên, trên thực tế thuật ngữ aerosol hiểu chính xác là 'khí dung', không liên quan ǵ đến người b́nh thường", bác sĩ Trương Hữu Khanh nói.
Bác sĩ Khanh nhấn mạnh, khí dung là cách điều trị trong một số bệnh hô hấp, xông mũi họng thông qua một mặt nạ đặc biệt. Phương pháp này rất dễ làm lây bệnh và dễ bội nhiễm gây tử vong, phải được bác sĩ thực hiện trong các cơ sở y tế. Song sự lây lan virus nếu có chỉ xảy ra trong pḥng thực hiện khí dung, không thể lan ra môi trường bên ngoài.
Bác sĩ bảo hộ trước khi thăm khám bệnh nhân dương tính nCoV. Ảnh: Hữu Khoa.
Phó giáo sư Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cũng cho biết, nếu như chỉ một người dùng riêng một bầu khí dung th́ không sao, nhưng hai người dùng chung sẽ bị lây bệnh.
Mặt khác, nếu khí dung trong buồng bệnh có người mắc bệnh ở khoảng cách 2 mét trở lại th́ sẽ lây bệnh v́ virus từ hô hấp người bệnh ra theo con đường khí dung. Chính v́ vậy sẽ bị lây cho người xung quanh.
Ngoài ra, virus c̣n tồn tại trong bầu khí dung, máy và bề mặt vật dụng quanh người bệnh, có nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc bề mặt. Nhân viên y tế làm thủ thuật này cho bệnh nhân cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu không tuân thủ nghiêm ngặt quy tŕnh kỹ thuật kiểm soát nhiễm khuẩn
"Do vậy cần hạn chế khí dung, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Khi khí dung phải tuân thủ quy tŕnh kỹ thuật kiểm soát nhiễm khuẩn", ông Điển nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn trường Sơn cho biết có nhiều con đường có thể lấy nhiễm virus khi sử dụng các thủ thuật, trong đó có khí dung. Khí dung là một thủ thuật trong điều trị y tế, đó là sử dụng các dung dịch sau khi đă bốc hơi, đưa trực tiếp vào hô hấp của người bệnh, chủ yếu sử dụng cho bệnh nhân hen suyễn, co thắt phế quản.
Hiện nCoV lây qua đường không khí là đối với những giọt bắn từ người bị nhiễm bệnh trong phạm vi 2 mét. Trên 2 mét là an toàn.
Theo Bộ Y tế, có 3 phương thức lây truyền chủ yếu là lây qua việc tiếp xúc với giọt nước bọt từ người ho, hắt hơi, sổ mũi vào đường hô hấp; lây khi tiếp xúc với người bệnh, bắt tay người bệnh nếu không thực hiện biện pháp pḥng bệnh, rửa tay với xà pḥng; và lây truyền từ bề mặt đă nhiễm bẩn.
Với 3 đường lây truyền đă được cảnh báo, người dân vẫn cần thực hiện theo các lời khuyên pḥng dịch:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà pḥng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn.
- Duy tŕ khoảng cách ít nhất một mét giữa bạn và người khác, đặc biệt là những người có triệu chứng ho, hắt hơi và sốt.
- Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng v́ tay chạm vào nhiều bề mặt có thể bị nhiễm virus.
- Đeo khẩu trang để hạn chế sự lây lan của một số bệnh đường hô hấp.
- Nếu bạn bị sốt, ho và khó thở hăy đến cơ sở y tế sớm và nói tiền sử bệnh tật với bác sĩ.
Hiện Việt Nam ghi nhận 14 ca dương tính nCoV trong đó 3 người đă xuất viện. Hiện tổng số mẫu bệnh phẩm được xét nghiệm là 759, trong đó 745 kết quả âm tính.
VietBF © sưu tầm