Nike, Apple, Starbucks bất ổn v́ nCoV. Nhiều doanh nghiệp đóng cửa cửa hàng ở TQ. Các hoạt động kinh doanh cũng phải tạm dừng.
Một cửa hàng Apple ở Bắc Kinh không có khách cuối tháng 1. Ảnh: SCMP.
Dịch viêm phổi cấp do nCoV khởi phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, cuối năm ngoái, sau đó nhanh chóng lan rộng khắp tỉnh thành Trung Quốc và hơn 25 quốc gia, vùng lănh thổ trên toàn cầu. Hiện số người tử vong v́ nCoV tăng lên hơn 700 ca và hơn 34.000 trường hợp nhiễm, hầu hết tại Trung Quốc. Để tránh dịch bệnh lây lan, Trung Quốc đă phong tỏa toàn tỉnh Hồ Bắc và một số thành phố khác, cấm các hoạt động tụ tập đông người và hạn chế ra đường. Các trung tâm kinh tế nhộn nhịp nhất như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến... như "thành phố ma" khi người dân hạn chế ra ngoài.
Hàng loạt thương hiệu thời trang như Nike, Adidas và Capri Holdings, công ty sở hữu Versace, Jimmy Choo và Michael Kors, dự đoán doanh thu có thể bị ảnh hưởng khi nCoV đang lan rộng khắp Trung Quốc.
"T́nh h́nh ở Trung Quốc và các biện pháp được thực hiện để bảo vệ người dân hiện có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của chúng tôi", John Idol, CEO của Capri Holdings, cho hay.
Khoảng 150 cửa hàng của Capri ở Trung Quốc đại lục đă bị đóng cửa. Capri dự đoán doanh thu sẽ giảm 100 triệu USD trong quư I và t́nh h́nh sẽ càng xấu đi nếu dịch bệnh không được kiểm soát sớm.
Trong khi đó Trung Quốc đại lục là thị trường quan trọng của Nike, chiếm 18% doanh thu toàn cầu của hăng. "T́nh h́nh dịch bệnh sẽ có tác động lớn đến hoạt động của chúng tôi ở Trung Quốc", Nike dự đoán và cho biết đang triển khai mạnh các hoạt động kinh doanh trực tuyến. Nike hiện đă đóng cửa khoảng một nửa số cửa hàng tại đây.
Cùng với Nike, Adidas cũng dừng hoạt động của phần lớn cửa hàng ở Trung Quốc đại lục.
Walt Disney, thương hiệu giải trí Mỹ, đóng cửa các công viên giải trí tại Hong Kong và Thượng Hải trong hai tháng. "Việc đóng cửa các công viên ở Thượng Hải và Hong Kong thời gian qua do dịch bệnh sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả kinh doanh quư 2 và cả năm 2020", Christine McCarthy, Giám đốc tài chính của Disney, nói.
Tuần trước, Apple, hăng sản xuất điện thoại iPhone, đưa ra dự báo doanh thu với mức dao động lớn v́ "những bất ổn liên quan tới t́nh trạng dịch bệnh ở Trung Quốc". Hôm 1/2, Apple tuyên bố đóng cửa toàn bộ cửa hàng tại Trung Quốc đại lục tới ngày 9/2.
Chuỗi cà phê Mỹ Starbucks với hơn 4.000 điểm kinh doanh tại Trung Quốc cũng dừng hoạt động của hơn 50% cửa hàng tại đây. Đây là thị trường lớn nhất của hăng bên ngoài Mỹ và điều này ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận.
Chuỗi nhà hàng lẩu lớn nhất Trung Quốc Haidilao hôm 2/2 thông báo tất cả cơ sở tại Trung Quốc đại lục nghỉ thêm một thời gian nữa. Trung Quốc đại lục mang lại 80% doanh thu cho chuỗi nhà hàng này.
Các hăng hàng không cũng đứng trước khó khăn chồng chất khi hàng loạt chuyến bay đến Trung Quốc bị hạn chế. Hăng vận tải Hong Kong Cathay Pacific cho hay đă cắt giảm 90% chuyến bay đến Trung Quốc đại lục. Cathay Pacific c̣n cho nhân viên nghỉ ba tuần không lương hoặc chỉ làm việc ba ngày/tuần.
Trong khi đó, Foxconn Technology Group, nhà sản xuất thiết bị cho Apple với nhiều nhà máy ở Vũ Hán, đă có các biện pháp để "đảm bảo tiếp tục các nghĩa vụ về sản xuất trên toàn cầu". Cũng giống nhiều nhà sản xuất khác, Foxconn chỉ có thể nối lại hoạt động từ ngày 10/2.
Trong nhiều năm qua, các công ty toàn cầu ngày càng phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, không chỉ với vai tṛ một trung tâm sản xuất quốc tế, mà c̣n là thị trường tiêu dùng lớn hàng đầu thế giới.
Đầu tuần này, Tập đoàn ôtô Hyundai cho dừng hoạt động các nhà máy ở Hàn Quốc do thiếu linh kiện từ Trung Quốc. Một số nhà sản xuất khác, từ Dongfeng Motors tới Renault, đều đă kéo dài thời gian đóng cửa các nhà máy tại Trung Quốc đại lục.