Hai tháng sau khi xuất phát từ Vũ Hán, siêu vi corona bị xem là vấn đề sinh tử của chế độ, khiến "bất ổn xă hội" của Trung Quốc chắc chắc sẽ bị tác hại nếu siêu vi viêm phổi chủng mới không được ngăn chận. Tác giả lời cảnh báo nghiêm trọng trên đây là ông Tập Cận B́nh, chủ tịch đảng Cộng Sản kiêm chủ tịch nước với các ủy viên thường trực Bộ Chính Trị.
Du khách mang khẩu trang ngừa virus corona, chụp h́nh kỷ niệm trước Thiên An Môn, Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 30/01/2020. REUTERS/Stringer
Chế độ độc tài tại Trung Quốc tự cho có chính danh lănh đạo đất nước dựa trên điều mà họ gọi là khả năng bảo đảm ổn định xă hội, phát triển kinh tế, đem lại phồn vinh cho người dân. Đổi lại, dân chúng không được quyền phê phán chính sách hay đ̣i hỏi thay đổi chính trị, theo giải thích của chuyên gia Pháp Marc Julienne, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI.
Nhược điểm nội tại
Nhưng « khế ước xă hội » này đang bị đe dọa nghiêm trọng, theo chính lời tuyên bố của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh trong cuộc họp với các ủy viên thường trực Bộ Chính Trị hôm thứ Hai, 03/02/2020, trong lúc dịch corona đă làm cho 425 người chết và hơn 20 ngàn bệnh nhân bị lây nhiễm.
Trong cuộc họp bất thường này, lần thứ hai kể từ khi dịch siêu vi corona được chính thức công nhận vào ngày 20/01/2020, tức là hơn một tháng sau khi ca đầu tiên được phát hiện tại Vũ Hán, Tập Cận B́nh thừa nhận là Đảng đă thiếu sót trách nhiệm. Tân Hoa Xă trích dẫn nguyên văn : Dịch bệnh là cuộc trắc nghiệm quan trọng đánh giá khả năng điều hành đất nước mà Đảng phải đảm nhận và rút tỉa kinh nghiệm.
Chủ tịch Trung Quốc cực lực lên án thói quen mà ông gọi là « làm cho có h́nh thức để báo cáo ». Ông chỉ thị các đảng viên cao cấp nhất phải khắc phục nhược điểm của ngành y tế cộng đồng, phải thực hiện các « chỉ tiêu kinh tế và xă hội đề ra cho năm nay ».
Trong những tuần qua, Tập Cận B́nh đích thân theo dơi các biện pháp chống dịch triệt để nhất. Lần lượt, hai thành phố Vũ Hán và Hoàng Dương cùng với tỉnh Hồ Bắc bị phong tỏa, hơn 50 triệu dân bị cách ly. Tiếp theo là Ôn Châu của Chiết Giang và hôm nay đến lượt hai thành phố lớn ở Hàng Châu.
Tuy nhiên dịch vẫn lan, người vẫn chết, hoạt động kinh tế ngưng trệ, người nước ngoài di tản, dân Trung Hoa hoang mang và cộng đồng quốc tế lo ngại về khả năng đối phó của chính quyền Trung Quốc.
Nếu dịch kéo dài, ác mộng của giới lănh đạo Bắc Kinh không chỉ là số nạn nhân tử vong mà c̣n là tỉ lệ GDP tăng trưởng hiện được dự báo xuống dưới 6%. Cách nay 15 năm, thủ tướng Ôn Gia Bảo (2003-2013) cho rằng với mức tăng trưởng dưới 10%, Trung Quốc không đủ sức tạo công ăn việc làm cho dân. Nếu xuống đến 8% th́ có nguy cơ đại loạn.
Khủng hoảng dịch viêm phổi cấp tính SARS, năm 2002-2003, tác động lên nền kinh tế Trung Quốc lúc đó là « cơ xưởng thế giới », nên tương đối nhẹ : -1%.
Sáu năm sau, khủng hoảng tài chính quốc tế năm 2008 đă làm cho GDP Trung Quốc từ tăng trưởng trên 10% rơi xuống 6,8%. Bắc Kinh khẩn cấp cứu nguy với gói đầu tư trên 500 tỉ đô la .
Thiên thời bất lợi ảnh hưởng đến nhân ḥa
Nhưng 12 năm sau, mô h́nh kinh tế Trung Quốc đă đổi khác, dựa trên dịch vụ và tiêu thụ trong nước hơn là xuất khẩu.
Thế mà, như giải thích của kinh tế gia Cynthia Kalasopatan, viện Rexecode, với La Croix, trong bối cảnh tiêu thụ nội địa giậm chân tại chỗ, tỉ lệ tăng trưởng xuống c̣n 6%, dịch corona bùng lên càng làm cho kinh tế Trung Quốc khó khăn thêm. Kế hoạch kích cầu 1.000 tỉ nhân dân tệ (170 tỉ đô la) có đủ để đảo ngược t́nh thế ?
Tai họa dồn dập
Dịch virus corona xảy ra ngay dịp Tết, mùa của mua sắm và du lịch làm doanh nhân, trong ṿng hai tuần ế ẩm, thủng túi 140 tỉ đô la doanh thu. Ḷng dân c̣n có lư do nữa để bất măn thêm : Virus « dịch lợn châu Phi », trong những tháng cuối năm đă làm cho nông dân bị thiệt hại hơn 140 tỉ đôla.
Đă thế, thương chiến với Mỹ chưa kết thúc. Hoàn Cầu Thời Báo chưa chi đă lên án Washington khai thác thời cơ để gây thêm sức ép.
Phải đối đầu với các tai họa dồn dập, khả năng đối phó của Bắc Kinh do vậy rất hạn chế.
Nhưng, với trữ lượng ngoại tệ dồi dào, 3.000 tỉ đôla, đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ không thụ động để cho kinh tế lâm vào bế tắt dẫn đến « bất ổn định ». Tuy nhiên, uy tín của chế độ sẽ sứt mẻ rất nhiều. Chính Tập Cận B́nh đă cảnh báo.