Thương vụ mua S-400 giữa Nga - Ấn có diễn biến mới. Diễn biến mới đó hẳn Mỹ sẽ "nóng mặt". Bất chấp Mỹ không ngớt buông lời phản đối và đe dọa áp đặt trừng phạt kinh tế, Nga bắt đầu sản xuất một tổ hợp tên lửa pḥng không S-400 cho Ấn Độ.
“Xí nghiệp Almaz-Antey đă bắt đầu sản xuất các hệ thống tên lửa S-400 cho Ấn Độ và Nga sẽ chuyển giao S-400 cho Ấn Độ đúng theo thời hạn trong hợp đồng”, RT dẫn lời Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Nga Denis Manturov.
Nga bắt đầu sản xuất các tổ hợp S-400 cho Ấn Độ. (Ảnh: Sputnik)
Theo ông Manturov, các trung tâm huấn luyện cũng đă được thiết lập tại Ấn Độ để chuẩn bị cho đội ngũ điều khiển hệ thống S-400.
“Nói chung, tất cả cam kết của các bên bao gồm hoạt động chi trả đang dần được hoàn thành đầy đủ”, ông Manturov nói thêm.
Kể từ khi Moscow và New Delhi kư kết bản hợp đồng trị giá 5,43 tỉ USD để mua bán 5 tổ hợp S-400 vào năm 2018, Washington đă có nhiều nỗ lực nhằm ngăn chặn thương vụ này. Thậm chí, ngoài việc đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế, Mỹ c̣n cảnh báo việc Ấn Độ mua hệ thống pḥng không S-400 của Nga có thể làm giới hạn “sự tương tác” giữa các hệ thống vũ khí mà New Delhi đă mua của Washington trước đó.
Hồi tháng trước, một quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh nếu Ấn Độ quyết thực hiện thương vụ mua S-400 với Nga, New Delhi có thể bị áp đặt lệnh trừng phạt chiểu theo Đạo luật Chống lại các đối thủ của Mỹ bằng lệnh trừng phạt (CAATSA).
Liên quan tới thương vụ mua S-400 của Nga, Mỹ cũng từng nhiều lần đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt với đồng minh trong khối NATO là Thổ Nhĩ Kỳ. Đáng nói, do Ankara nhất quyết không chịu từ bỏ S-400, Washington đă loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương tŕnh sản xuất tiêm kích F-35.
Về phần ḿnh, bất chấp sức ép từ bên ngoài, Ấn Độ vẫn tiến hành thương vụ mua S-400 và cho biết quyết định này không chịu sự chi phối từ Mỹ hay bất cứ quốc gia nào khác.
Theo thiết kế, hệ thống tên lửa pḥng không S-400 Triumph của Nga có thể tiêu diệt máy bay, tên lửa hành tŕnh và tên lửa đạn đạo, bao gồm cả tên lửa tầm trung và cũng có thể được sử dụng để chống lại các mục tiêu mặt đất. Tầm bắn đạt 400 km, hệ thống S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao tới 30 km.
VietBF@ sưu tầm.