Corona tiếp tục “tấn công” sang Ấn Độ, thêm 105 ca nhiễm virus. Hôm 30/1, hàng trăm người nước ngoài sơ tán khỏi “ổ dịch” viêm phổi cấp Vũ Hán (Trung Quốc) đă bị cách ly sau khi số ca tử vong do virus corona tăng vọt lên 170 và dịch bệnh đă lan rộng sang Ấn Độ.
Số ca nhiễm virus chủng corona mới tại Trung Quốc tăng vọt lên 7.711. Ảnh: AFP
Đợi WHO...
Mọi con mắt đang đổ dồn động thái tới đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khi mà trước đó tổ chức này đă tŕ hoăn tuyên bố dịch bệnh do virus corona là t́nh trạng khẩn cấp toàn cầu. Nhiều dự đoán cho rằng WHO sẽ xem xét lại tuyên bố của ḿnh vào cuối ngày 30/1.
Việc tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp toàn cầu sẽ kéo theo các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh mạnh tay hơn và chia sẻ thêm thông tin về dịch bệnh, nhưng sẽ khiến Bắc Kinh thất vọng v́ Trung Quốc từng tự tin sẽ đánh bại loại virus “ma quỷ” này.
Ban bố t́nh trạng khẩn cấp toàn cầu cũng khiến các thị trường chao đảo. "Điều đáng sợ là họ (WHO) có thể gióng lên hồi chuông cảnh báo... và nhà đầu tư sẽ tháo chạy", Chris Weston, trưởng bộ phận nghiên cứu tại công ty môi giới ngoại hối trực tuyến Pepperstone (Australia) nhận định.
Một ngày sau dự báo dịch bệnh do virus corona sẽ làm giảm 1 điểm phần trăm tăng trưởng GDP quư I/2020 của Trung Quốc, nhấn ch́m chứng khoán toàn cầu và đẩy nhân dân tệ lao đáy trong năm nay. Ngoài ra, dịch bệnh sẽ khiến giá dầu tiếp tục trượt dốc, c̣n những tài sản trú ẩn an toàn khác như vàng lại hưởng lợi.
Virus corona được phát tán từ 1 chợ buôn bán động vật hoang dă bất hợp pháp tại trung tâm thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc thuộc miền Trung Trung Quốc. Số liệu mới cập nhật tại Trung Quốc cho thấy số ca tử vong do virus này đă tăng lên 170 c̣n số ca nhiễm virus vọt lên 7.711.
Hầu hết các trường hợp tử vong đều ở tỉnh Hồ Bắc - nơi 60 triệu dân đang sinh sống. Riêng "ổ dịch" Vũ Hán với 11 triệu người sinh sống đang bị phong tỏa để chặn dịch. Người dân nơi đây được khuyến cáo ở trong nhà và đeo khẩu trang khi ra ngoài.
Virus tiếp tục "vượt biên"
Hăng tin CNBC dẫn lời Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đ́nh Ấn Độ cho biết quốc gia đông dân thứ 2 thế giới đă ghi nhận ca nhiễm virus corona đầu tiên tại bang Kerala miền Tây Nam Ấn Độ. Trong một tuyên bố mới đây, chính phủ Ấn Độ cho biết bệnh nhân là sinh viên Đại học Vũ Hán và đă được cách ly trong bệnh viện. Người bệnh đang trong t́nh trạng ổn định và được theo dơi chặt chẽ.
Trong khi đó, các quốc gia khác đang nỗ lực đưa công dân rời Trung Quốc, cắt giảm các chuyến bay và tăng cường sàng lọc hành khách để chặn dịch. Theo số liệu mới nhất, đă có thêm ít nhất 105 trường hợp nhiễm virus ở 16 địa điểm rải rác từ Nhật Bản đến Mỹ.
Một tàu du lịch của Italy với 6.000 hành khách đă được tiến hành kiểm tra y tế. Hai du khách Trung Quốc trên tàu bị nghi nhiễm virus corona.
Dịch bệnh lan nhanh châm ng̣i cho làn sóng phản ứng với Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu, từ việc các cửa hàng “cấm cửa” khách du lịch Trung Quốc đến những lời chế giễu trên internet hay những đợt kiểm tra bất ngờ đối với người lao động nước ngoài.
Australia, Hàn Quốc, Singapore, New Zealand và Indonesia đă tiến hành cách ly những người sơ tán trong ít nhất 2 tuần, c̣n Mỹ và Nhật Bản lên kế hoạch cách ly ngắn hơn chủ yếu là tự nguyện.
Ba người Nhật Bản trong số 206 người được sơ tán hôm qua 29/1 đă nhiễm virus chủng corona. Phía Nhật Bản cho biết, đáng lo ngại khi 2 trong số họ không hề có triệu chứng nhiễm virus. Đài truyền h́nh NHK đưa tin, trong chuyến bay mới đây của Nhật Bản, có 9 người có triệu chứng sốt và ho.
Trong khi đó, người Hàn Quốc đă phản đối các cơ sở được cho là trung tâm kiểm dịch và ném trứng vào một bộ trưởng. "Vũ khí bảo vệ chúng ta khỏi virus corona không phải là nỗi sợ hăi và ác cảm, mà là sự tin tưởng và hợp tác", Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nói khi Seoul chuẩn bị sơ tán khoảng 700 công dân đầu tiên từ ổ dịch Vũ Hán.
Không ít doanh nghiệp toàn cầu có động thái chặn dịch lây lan từ Trung Quốc. Mới đây, gă khổng lồ Google (Mỹ) và công ty thiết kế nội thất IKEA (Thụy Điển) tuyên bố đóng cửa hoạt động tại Trung Quốc. Samsung Electronics cũng vừa kéo dài thời gian ngừng hoạt động ở một số cơ sở sản xuất tại Trung Quốc.
Nhiều hăng hàng không lớn trên thế giới như British Airways, Lufthansa, Air Canada và American Airlines đă hoăn các chuyến bay đến Trung Quốc. Nguồn tin của Reuters cho biết, các phi hành đoàn của Air France cũng đang đề nghị hoăn bay tới Trung Quốc, dù hăng này đă cho phép phi công và phi hành đoàn từ chối các chuyến bay Trung Quốc.
VietBF@ sưu tầm.