Mỹ tḥ tay ngăn chặn EU hợp tác Trung Quốc. Họ gây sức ép đối với đồng minh châu Âu ngừng hỗ trợ công nghệ cho Trung Quốc. Công nghệ Trung Quốc liệu có lọt vào châu Âu?
Các nhân viên ASML đang lắp ráp giai đoạn cuối cùng một công cụ in thạch bản bán dẫn tại một nhà máy ở Hà Lan. Ảnh: ASML
Reuters dẫn các nguồn tin thân cận cho hay, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đă thực hiện một chiến dịch lớn trong 2 năm qua để ngăn chặn các nỗ lực mua công nghệ sản xuất chip của Công ty thiết bị bán dẫn ASML từ một công ty Trung Quốc.
Cụ thể, ASML đă được Chính phủ Hà Lan cho phép bán quy tŕnh sản xuất chip quan trọng được gọi là in thạch bản, cấp giấy phép bán thiết bị in tiên tiến nhất của họ cho một khách hàng Trung Quốc.
Đầu năm 2018, Mỹ đă bắt đầu một "chiến dịch" can thiệp quy mô lớn ở cấp cao chưa từng thấy để ngăn cản thương vụ này diễn ra.
Trong những tháng sau đó, các quan chức Mỹ đă kiểm tra xem họ có thể ngăn chặn việc bán hàng hoàn toàn hay không và tổ chức ít nhất bốn ṿng đàm phán với các quan chức Hà Lan.
Nỗ lực lên đến đỉnh điểm vào ngày 18/7/2018 khi Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Charles Kupperman nêu vấn đề với các quan chức Hà Lan trong chuyến thăm của Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte tới Nhà Trắng. Ông Charles Kupperman đă báo cáo t́nh báo về những hậu quả tiềm tàng của việc Trung Quốc mua lại công nghệ của ASML.
Áp lực cuối cùng đă có hiệu quả, ngay sau chuyến thăm Mỹ, Chính phủ của ông Mark Rutte đă quyết định không gia hạn giấy phép xuất khẩu của ASML và cỗ máy 150 triệu USD chưa được xuất xưởng.
Lô hàng vận chuyển thiết bị của ASML sang Trung Quốc hôm 6/11/2019 đă bị tŕ hoăn nhưng chi tiết về chiến dịch gây áp lực của Mỹ trước đây chưa được tiết lộ.
ASML chưa bao giờ công khai danh tính của khách hàng Trung Quốc, nhưng Nikkei và những người khác đă báo cáo rằng đó là Công ty sản xuất chip bán dẫn quốc tế (SMIC), hăng sản xuất chip lớn nhất của Trung Quốc. Nếu nắm trong tay công nghệ sản xuất chip nhanh nhất thế giới từ Hà Lan, có lẽ Trung Quốc đă nắm trong tay con át chủ bài để sẵn sàng đối phó với bất cứ lệnh cấm hợp tác với các hăng chip của Mỹ như Intel.
Hiện nay chỉ có một vài công ty, bao gồm Intel Corp của Mỹ, Samsung Electronics của Hàn Quốc và TSMC của Đài Loan có khả năng sản xuất những con chip tinh vi nhất. Nhưng Trung Quốc cũng đă bắt kịp các công ty sản xuất chip này. Đây được coi là lĩnh vực quan trọng đang được quốc gia này ưu tiên quốc gia quan trọng và đang được đầu tư hàng chục tỷ USD.
Chính sự đầu tư đặc biệt quan trọng của Trung Quốc vào ngành sản xuất chip đă khiến Mỹ buộc phải có động thái ngăn chặn. Lời cảnh báo với Hà Lan vẫn là các ngôn từ cũ, ngăn chặn "ḍng chảy công nghệ nhạy cảm" tới Trung Quốc có tác động đến an ninh quốc gia.
Reuters dẫn nguồn tin b́nh luận, chưa bao giờ có một nỗ lực ngăn chặn thương vụ mua bán của công ty nước ngoài nào mà có sự tham gia ở cấp cao tại Nhà Trắng đến như vậy. Ngoại trưởng Mike Pompeo đă kêu gọi Thủ tướng Hà Lan ngăn chặn việc ASML bán thiết bị sản xuất chip cho Trung Quốc.
Thậm chí, các quan chức Lầu Năm Góc cũng đă nhiều lần gặp gỡ các đối tác Hà Lan để thảo luận về các rủi ro an ninh từ thương vụ với Trung Quốc. Các cuộc họp diễn ra tại Đại sứ quán Hà Lan ở Washington vào cuối năm 2018 và tháng 1/2019.
Với giá trị thị trường hơn 110 tỷ euro, ASML đă phát triển để chiếm lĩnh thị trường in thạch bản trong hai thập kỷ qua và là niềm tự hào của ngành công nghiệp Hà Lan. Thiết bị in thạch bản của ASML dự định bán cho Trung Quốc nằm trong phạm vi Thỏa thuận Wassenaar, điều phối các hạn chế xuất khẩu của cái gọi là công nghệ "sử dụng kép" có ứng dụng cả trong thương mại và quân sự.
Trong những tuyên bố công khai, ASML chỉ cho biết. "Cần có giấy phép xuất khẩu để vận chuyển máy in khắc cực tím (EUV) [sang Trung Quốc]. Chúng tôi đă nộp đơn xin giấy phép và đang chờ" - một phát ngôn viên của ASML cho biết.
VietBF@ sưu tầm.