Xung đột Mỹ-Iran kéo dài có thể gây cú sốc về kinh tế. Một nhà phân tích Alexander Perjessy của Moody’s nói rằng: “Một cuộc xung đột kéo dài sẽ gây ra những tác động trên diện rộng qua một cú sốc lớn về kinh tế và tài chính.”. Cả thế giới đang lo ngại về điều này.
Container hàng hóa tại cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Hăng phân tích thị trường Moody’s ngày 6/1 cảnh báo một cuộc xung đột kéo dài giữa Mỹ-Iran có thể gây ra một cú sốc lớn đối với kinh tế toàn cầu.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, trong một thông báo với khách hàng, nhà phân tích Alexander Perjessy của Moody’s nhận định: “Một cuộc xung đột kéo dài sẽ gây ra những tác động trên diện rộng qua một cú sốc lớn về kinh tế và tài chính.”
Theo nhà phân tích này, một trong những hậu quả toàn cầu của cuộc xung đột là sự thay đổi giá dầu mỏ. Ngoài ra, các ngành công nghiệp khác như du lịch ở các quốc gia Trung Đông cũng bị ảnh hưởng mạnh.
Moody's đưa ra lời cảnh báo trên sau khi lực lượng Mỹ ngày 3/1 vừa qua tiến hành không kích vào sân bay quốc tế ở thủ đô Baghdad của Iraq, khiến Tư lệnh đơn vị Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Tướng Qassem Soleimani và chỉ huy lực lượng dân quân Hashed al-Shaabi của Iraq, al-Husssaini thiệt mạng.
[Cuộc khủng hoảng mới ở Trung Đông: Chơi dao liệu có đứt tay?]
Iran tuyên bố sẽ trả thù vụ không kích, trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ đáp trả mạnh nếu người Mỹ và các lợi ích của Mỹ bị tấn công.
Trước những diễn biến căng thẳng tại Trung Đông, thị trường thế giới ngày 6/1 đă có những phản ứng xáo trộn, với giá cổ phiếu trên thị trường Mỹ tăng lên, trong khi tại châu Âu và châu Á chứng kiến chiều hướng đi xuống.
Chốt phiên giao dịch ngày 6/1, chỉ số công nghiệp trung b́nh Dow Jones trên thị trường chứng khoán Mỹ tăng 0,2% lên 28.703,38 điểm; chỉ số S&P 500 tăng 0,4% lên 3.246,28 điểm và chỉ số hỗn hợp Nasdaq tăng 0,6% lên 9.071,47 điểm.
Trong khi đó tại thị trường châu Á, chỉ số hỗn hợp Thượng Hải không thay đổi, ở mức 3.083,41 điểm, chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 0,8% xuống 28.226,19 điểm và chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1,9% xuống 23.204,86 điểm.
Tại châu Âu, chỉ số FTSE -100 của Anh giảm 0,6%, chỉ số CAC-40 của Pháp giảm 0,5% và chỉ số DAX của Đức giảm 0,7%.
Trong khi đó, giá dầu thô Brent tăng 0,5% lên 68,91 USD/thùng, giá dầu thô chuẩn Tây Texas (WTI) tăng 0,4% lên 63,27 USD/thùng. Giá vàng tăng lên 1.588,13 USD/ounce./.
VietBF@ sưu tầm.