Đó là Pháp. Quốc gia này đang xoay trục khỏi Mỹ. Cách đây ít giờ, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire tuyên bố sẽ "không để yên" nếu Mỹ thực hiện đánh thuế hàng hóa Pháp.
Bộ trưởng Tài chính Pháp mới đây tiếp tục thể hiện quan điểm cứng rắn với Mỹ xung quanh vấn đề thuế quan. Trong lần trả lời báo chí về việc đánh thuế công nghệ, một động thái được cho là nhằm vào các đại gia công nghệ Mỹ, ông Bruno Le Maire khẳng định Pháp sẽ "không ngồi yên" nếu Mỹ đánh thuế hàng hóa của nước này để trả đũa.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire
"Chúng tôi muốn tránh một cuộc chiến thương mại, nhưng chúng tôi sẵn sàng đáp trả cùng với các đối tác châu Âu của ḿnh, nếu gặp phải các biện pháp trừng phạt mà chúng tôi cho là không phù hợp, khong thân thiện và bất hợp pháp" - ông Bruno Maire nói.
Năm 2019 đă chứng kiến sự tranh căi giữa Pháp và Mỹ xung quanh việc áp đặt thuế quan công nghệ mà chủ yếu các hăng công nghệ của Mỹ bị ảnh hưởng bao gồm. Tên loại thuế của Pháp cũng đă thể hiện mục tiêu nhằm vào các doanh nghiệp Mỹ với tên GAFA là viết tắt chữ cái đầu tiên của Google, Apple, Facebook và Amazon.
Thuế mới nhằm mục đích khiến những người khổng lồ công nghệ đóng thuế cho Ngân sách Pháp về các khoản thu mà họ tạo ra từ việc cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng Pháp.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đă nhiều lần lên án động thái của Pháp, nói rằng họ đă phân biệt đối xử với các công ty Mỹ và tuyên bố sẽ áp đặt thuế quan để đáp trả.
Một số mặt hàng được cho là nhạy cảm nhất của Pháp đă nằm trong danh sách "pḥng bị" rượu vang, phô mai và mỹ phẩm, với mức thuế lên tới 100%. Một số sản phẩm nằm trong gói trị giá hàng hóa lên tới 2,4 tỷ USD của Pháp nhập khẩu vào Mỹ có thể bị áp thuế đă được Văn pḥng Đại diện Thương mại Mỹ ban hành vào tháng 12/2019.
Văn pḥng Đại diện Thương mại Mỹ có kế hoạch tổ chức các phiên điều trần công khai về biện pháp trừng phạt này vào ngày 7/1 và sẽ chấp nhận các ư kiến công khai cho đến ngày 14/1.
Pháp đă thể hiện thái độ thẳng thắn nhiều lần trước đây liên quan đến việc đánh thuế công nghệ Mỹ và khẳng định sẽ đưa vấn đề đánh thuế và trả đũa của Mỹ ra Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Sự đối đầu giữa Pháp và Mỹ không chỉ xung quanh câu chuyện đánh thuế công nghệ hay xung đột về quan điểm bảo trợ các hăng máy bay. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng từng thể hiện quan điểm chỉ trích "người anh cả" Mỹ trong tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Thay vào đó, ông Macron có nhiều dịp để thể hiện sự xích lại gần Nga, ủng hộ châu Âu tiến gần hơn đến Moscow và gỡ bỏ các trừng phạt kinh tế.
Hồi tháng 11/2019, Tổng thống Pháp đă có bài phỏng vấn gây "băo" khi nói đến một khối liên minh quân sự mà Pháp là thành viên đang "bị mất năo" và liên tục nhắc đến quan điểm châu Âu cần đối thoại với Nga, ngừng cô lập hay trừng phạt Nga dựa vào cái cớ "sáp nhập bán đảo Crimea".
Trong cuộc phỏng vấn, ông Macron cho rằng châu Âu đang đứng trên “bờ vực” và “sẽ không c̣n tự kiểm soát được vận mệnh của chúng ta”, trừ khi châu Âu bắt đầu có các động thái thể hiện họ có sức mạnh về mặt địa chính trị.
Để làm như vậy, Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu nên hồi phục “chủ quyền quân sự” và duy tŕ đối thoại với Nga.
Sau một thời gian "thân" Donald Trump , ông Macron quay sang cải thiện quan hệ với Nga.
"Châu Âu nên bắt đầu hành động như cường quốc có sức mạnh chiến lược và mệnh lệnh đầu tiên cần phải làm là mở lại cuộc đối thoại với Nga" - Tổng thống Pháp nói trong cuộc phỏng vấn với The Economist.
Việc đối thoại với Nga trở nên cần thiết hơn nữa khi châu Âu không c̣n có thể dựa vào Mỹ để trấn an sự an toàn của ḿnh với vai tṛ đồng minh NATO.
Ông Macron nhấn mạnh rằng, "Washington đang có dấu hiệu quay lưng lại với chúng tôi".
Hồi tháng 8, ông từng nhận định rằng sẽ là sai lầm nếu châu Âu cố gắng cô lập Nga.
“Chúng ta đang sống trong thời điểm chủ nghĩa bá quyền của phương Tây đang kết thúc. Chúng ta đang đẩy Nga về thế cô lập, đồng thời gia tăng các biện pháp trừng phạt, điều này sẽ khiến Nga phải đi t́m các cường quốc đồng minh khác như Trung Quốc, và đó không phải là lợi ích của chúng ta” - Tổng thống Pháp tuyên bố.
Người đứng đầu điện Elysee cũng kêu gọi các nước châu Âu hăy nghĩ lại về mối quan hệ với Nga. Nếu không, châu Âu sẽ trở thành “vơ đài đấu đá giữa Washington và Moscow”.
VietBF@ sưu tầm.