Những điều này rất lạ lẫm đối với khách Tây. Nhưng dẫn dần họ cũng sẽ quen đối với người Việt. Khi người Việt nhậu, họ luôn uống cùng nhau. Nếu có chuyện hài hước hay tin đáng mừng, mọi người sẽ nâng cốc và đồng thanh "Một, hai, ba, dzô!".
Khách Tây uống bia, ngắm đường phố Sài G̣n ngày mưa băo. Ảnh: Quỳnh Trần.
Matthew Pike, đến từ Canada, cho rằng khách nước ngoài sẽ thay đổi khi sống tại Việt Nam khi có thêm vài thói quen đặc biệt. "Một số thực sự hữu ích, trong khi một số khác lại có thể biến bạn thành kẻ kỳ cục khi trở về quê nhà", Mike bày tỏ. Dù tốt hay không, dưới đây là những thói quen khách Tây sẽ học được khi ở Việt Nam.
Đi không nh́n
Khi một người mới đến Việt Nam học lái xe máy, họ thường phát cáu khi ai đó đột ngột tạt qua trước mặt mà không quan sát. Một tháng sau, chính họ sẽ làm đều tương tự. Dù vậy, thói quen này sẽ sớm mất đi khi họ trở về nhà.
Vừa nh́n vừa sang đường
Người đi bộ tại nhiều nơi trên thế giới thường sang đường với một ḷng an tâm rằng xe cộ sẽ dừng lại nhường đường cho họ. Họ chỉ việc nh́n đường phía trước và khẽ liếc xe cộ. Nhưng đây chắc chắn không phải điều xảy ra ở Việt Nam, nơi bạn phải thực sự để mắt đến ḍng xe cộ.
Làm ǵ tuỳ thích trên đường
Chỉ vài tháng trôi qua, bạn sẽ thấy ḿnh đang lái xe lên vỉa hè hay lấn làn ôtô trên đường phố Việt Nam. Thật không may, đây là thói quen sẽ khiến những người ở quê nhà đuổi theo bạn khoảng 12 dăy nhà, chỉ để dám chắc bạn thấy "ngón tay thối" của họ.
Lắc tay
Bạn muốn nói không ư? Hăy lắc tay. Không có câu trả lời? Lắc tay. Không hiểu điều ǵ đó? Lắc tay. Người ta có thể có nhiều cách để tả lại động tác này, nhưng tôi nghĩ nó trông như thể ai đó đang xoay bóng đèn vậy. Thói quen này là một trong những điều đầu tiên khách nước ngoài phải làm quen khi ở Việt Nam. Vài người Việt có thể chẳng nói ǵ cả ngày, chỉ cần lắc tay.
Hét lên với bồi bàn
Thói quen này không dễ dàng với người nước ngoài. Họ phải mất nhiều thời gian mới có thể hét lên hết cỡ hai tiếng: "Em ơi!".
Vẫy tay để gọi taxi
Tại phần lớn quốc gia trên thế giới, người ta gọi taxi bằng cách giơ cánh tay lên cao. Cách này cũng có thể áp dụng ở Việt Nam, nhưng đó không phải kiểu của người Việt. Người Việt sẽ vẫy tay như thể đang vỗ đầu một đứa trẻ cao lớn, và một khi đă quen với điều này, bạn không bao giờ gọi taxi như cũ nữa.
Chê bất cứ thứ ǵ có giá hơn 5 USD
Khi sống tại Việt Nam đủ lâu, bạn sẽ cảm thấy "đau ví" khi trở về nhà. Bạn không thể bỏ ra 100.000 đồng (5 USD) cho một chầu bia hơi cả tối như ở Việt Nam, mà phải dành khoản tiền tương tự cho một chai bia ở nhà. Khi tất cả bạn bè gọi món giá 20 USD, bạn sẽ cảm thấy ḿnh chỉ cần ăn khai vị và nhớ về những tháng ngày ở Việt Nam, khi cầm hoá đơn là một trong những điều đáng nhớ của cả một tối đi chơi.
Chỉ uống khi "dzô"
Khi người Việt nhậu với bạn bè, họ luôn uống cùng nhau. Nếu ai đó vừa kể một câu chuyện hài hước hay có điều ǵ đáng mừng, cú chạm cốc phải đi kèm câu hô "Một, hai, ba, dzô!". Thói quen này mang tính cộng đồng và đảm bảo mọi người đều là một phần của cuộc vui. Nó cũng đảm bảo mọi người đều say, tôi nghi ngờ đó mới là lư do thực sự. Khi rời Việt Nam, bạn sẽ ngần ngại mỗi lần nhấp bia v́ một phần nào đó trong năo bộ cho rằng uống một ḿnh th́ thật bất lịch sự.
Không tự dọn dẹp
Điều này đúng với những người hay "đùn đẩy" trách nhiệm cho nhân viên vệ sinh. Phí dịch vụ này rất thấp tại Việt Nam, vậy nên khách nước ngoài có thể dễ dàng quen rằng "Chị A. (nhân viên vệ sinh) sẽ dọn thứ này vào ngày mai". Họ sẽ để lại một mớ lộn xộn chất đống v́ nghĩ ai đó sẽ sớm dẹp đi giúp ḿnh.
Phấn khích khi gặp một con chó thân thiện
Không cần nhắc đến giống loài cụ thể, những ai từng sống ở Việt Nam đủ lâu đều biết rằng phần lớn lũ chó không muốn người nước ngoài vuốt ve. Nhưng khi có một chú chó thân thiện xuất hiện, họ sẽ vô cùng phấn khích mà cưng nựng, và tṛ chuyện với nó như một người bạn lâu ngày không gặp.
Ăn bằng đũa ngay cả khi có dĩa (nĩa)
Kỹ năng dùng đũa là điều cần thiết tại Việt Nam. Bạn có thể dùng th́a, nhưng sẽ khó khi ăn ḿ, bún hay phở. Một thời gian bạn sẽ cảm thấy thoải mái với đũa như đang dùng dĩa (nĩa). Và khi có cả hai, bạn sẽ phải bất ngờ khi với ngay lấy đôi đũa.
Không sợ gián
Lần đầu tiên một con gián ḅ lên chân là một kư ức khó quên với nhiều người nước ngoài ở Việt Nam. Mới đầu, hầu hết mọi người sẽ la hét và chửi rủa, ném đồ tứ tung. Khi chuyện đó xảy ra nhiều lần, bạn sẽ không bận tâm nữa. Những người sống ở Việt Nam lâu năm có thể không chút bận tâm khi nh́n thấy một con gián.
Nh́n chằm chằm vào người khác
Nếu không thoải mái giao tiếp bằng mắt, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng tinh thần đối mặt với điều này tại Việt Nam. Người nh́n bạn không có ác ư, họ chỉ ṭ ṃ mà thôi. Cuối cùng, khi đă quen với điều đó, bạn sẽ thấy ḿnh vô t́nh bước vào một cuộc đấu mắt với những bác bảo vệ.
Đi dép xỏ ngón lái xe
Dù đi xép xỏ ngón không an toàn khi lái xe máy, bạn sẽ sớm quen với điều đó v́ những cơn mưa tại Việt Nam khá thất thường. Mưa đến nhanh, đường sẽ ngập trong vài phút, không ai muốn đi một đôi giày sũng nước vào chân. Đó là lư do để chọn dép xỏ ngón.