Kinh tế Trung Quốc có thể vượt Mỹ nhưng dân TQ vẫn phải chịu cảnh nghèo khó. Trung Quốc thường được mô tả là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, được nhiều chuyên gia đánh giá có thể vượt mặt Mỹ và dẫn đầu nền kinh tế thế giới. Rất nhiều số liệu về tăng trưởng, GDP, thương mại… cũng cho thấy khả năng này trong tương lai.
Trung Quốc có thể dẫn đầu thế giới nhưng đời sống người dân khó có thể bắt kịp Mỹ (Nguồn: Bloomberg)
Trung Quốc thường được mô tả là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhiều chuyên gia cho rằng nước này sẽ sớm trở thành nền kinh tế dẫn đầu thế giới, mặc dù với các dự báo có thể đưa ra về thời điểm khác nhau. Trên thực tế, nếu xét theo tiêu chuẩn "sức mua tương đương" - điều chỉnh sự khác biệt về chi phí sinh hoạt, nền kinh tế Trung Quốc trên thực tế đă trở thành số 1 thế giới.
Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc vẫn chỉ là nước nghèo, đặc biệt là so với Mỹ. Những con số thống kê của Trung Quốc chỉ mang tính chất tượng trưng chứ không chứng minh được tiêu chuẩn sống giàu có.
Điểm mấu chốt cho những tranh luận phản biện như vậy là sự khác biệt giữa thu nhập (Income) và sự giàu có (Wealth). GDP và các con số liên quan chỉ có thể đo lường ḍng thu nhập: cụ thể là số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất tại một quốc gia nhất định trong một năm nhất định.
Sự giàu có là thước đo tổng số tài nguyên trong một quốc gia và cao hơn nhiều so với thu nhập. Hơn nữa, khoảng cách giữa sự giàu có và thu nhập thường cao hơn đối với các quốc gia giàu có và ổn định trong một thời gian rất dài, chẳng hạn như Hoa Kỳ.
Khi nói đến sự giàu có của quốc gia, Hoa Kỳ có vị trí dẫn đầu vượt xa so với Trung Quốc, có thể lớn gấp ba lần. Đó là một ước tính sơ bộ của Michael Beckley thuộc Đại học Tufts, dựa trên dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới và Liên Hợp Quốc.
Một lư do mang lại sự giàu có của Hoa Kỳ là môi trường tự nhiên ưu việt của nước này. Nước Mỹ sở hữu bầu không khí và nguồn nước sạch hơn. Trong khi đó tại những tỉnh miền Bắc Trung Quốc, thiếu nước ngọt và ô nhiễm nguồn nước là thách thức mà chính phủ chưa thể giải quyết triệt để.
Hoa Kỳ cũng có nhiều dầu khí hơn Trung Quốc và nước này ít phụ thuộc hơn vào các quốc gia nước ngoài trong việc cung cấp năng lượng. Hoa Kỳ cũng sở hữu nhiều đất canh tác hơn Trung Quốc và là nhà xuất khẩu thực phẩm lớn nhất thế giới.
Một yếu tố nữa khiến nhiều chuyên gia đánh giá rằng dù Trung Quốc có dẫn đầu thế giới nhưng người dân sẽ vẫn nghèo đói là việc một nước giàu nằm ở mảng nhân lực và giáo dục. Nước Mỹ có nhiều tổ chức giáo dục đại học hàng đầu thế giới, trong khi chỉ có một vài trường đại học ở Trung Quốc đạt được khả năng như vậy, như Đại học Bắc Kinh và Thanh Hoa. Các tổ chức như Harvard, Princeton và MIT đă xây dựng được thương hiệu và danh tiếng cho những nghiên cứu đáng tin cậy mà Trung Quốc sẽ khó có thể sánh được.
Thậm chí về mảng tàu cao tốc, vốn là niềm tự hào của Trung Quốc th́ với thu nhập b́nh quân đầu người chỉ tương đương Mexico, những dự án này cũng chẳng đóng góp được là bao với nền kinh tế khi người dân chẳng đủ tiền để sử dụng.
Tất nhiên, người Mỹ chẳng thể bỏ qua những thách thức khi Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ, nhưng bất kỳ sự so sánh nào cũng cần những dẫn chứng cụ thể và thực tế. Một nhà khởi nghiệp mới trỗi dậy kiếm được nhiều tiền nhất năm vẫn chưa thể so sánh được với các tỷ phú đă nằm trong top những người giàu nhất thế giới nhiều năm liền.