Có thể nói năm 2019 là năm xuất hiện nhiều vũ khí đ́nh đám trên thế giới. Cuộc chạy đua vũ khí sẽ ngày càng khốc liệt. Chúng ta cùng điểm mặt các loại vũ khí “đ́nh đám” nhất thế giới năm 2019
Vũ khí tiên tiến xuất hiện thường xuyên
Sau 27 năm tạm dừng, Hải quân Mỹ đă lại tiếp tục phát triển tàu ngầm hạt nhân chiến lược, đánh dấu bằng việc chế tạo tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mới lớp Columbia. Đây là tàu ngầm lớn nhất từng được chế tạo tại Mỹ, sẽ đi vào hoạt động vào năm 2031. Ngoài ra, Mỹ cũng hoàn thành đặt tên cho tàu sân bay lớp Gerald R. Ford thứ 2 là John F. Kennedy. Các tàu sân bay lớp Ford hiện là tàu sân bay tiên tiến nhất trong Hải quân Mỹ.
Ngày 10/12, Hải quân Anh đă chính thức tiếp nhận tàu sân bay Prince of Wales, đây cũng là hàng không mẫu hạm lớp Queen Elizabeth thứ 2 của Hải quân Anh. Tàu sân bay Prince of Wales là một trong những tàu sân bay lớn nhất được đóng mới tại Anh và là tàu sân bay đầu tiên trên thế giới được thiết kế chuyên biệt để kết hợp với máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 như F-35B Lightning II.
Đối với Nga, so với việc không thể phát triển tàu sân bay, th́ lĩnh vực vũ khí hạt nhân chiến lược và máy bay chiến đấu Nga lại “gặt hái” được nhiều thành công. Đặc biệt, chiến lược phát triển vũ khí tấn công hạt nhân “3 kết hợp” của Nga chính thức “đại công cáo thành”, khi mà tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei A, tên lửa liên lục địa hạng nặng Sarmat và máy bay ném bom chiến lược Tu-160 đều thu đươc những kết quả “mỹ măn” sau các cuộc thử nghiệm.
Trung Quốc cũng được coi là có một năm thành công khi mà ngày 17/12, hải quân Trung Quốc đă tổ chức lễ tiếp nhận và đưa vào sử dụng tàu sân bay nội địa đầu tiên, mang tên Sơn Đông. Điều này cũng đánh dấu việc Hải quân Trung Quốc trở thành lực lượng thứ 2 trên thế giới, cùng với Hải quân Anh vận hành 2 tàu sân bay.
Tháng 7/2019, Israel đă hoàn thành cuộc tập trận đánh chặn mục tiêu tên lửa của hệ thống pḥng thủ tên lửa Arrow-3. Hệ thống này được coi là hệ thống pḥng thủ tên lửa đạn đạo cấp chiến thuật đầu tiên trên thế giới.
Các thương vụ mua sắm “nóng” liên tục “bùng nổ”
Trong năm 2019, máy bay chiến đấu tàng h́nh F-35 của Mỹ tiếp tục được nhiều quốc gia t́m kiếm. Hồi tháng 5/2019, trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Trump tới Nhật Bản, phía Nhật Bản đă chính thức thông báo về việc đặt mua 105 máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ. Hợp đồng này một lần nữa khẳng định mối quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật.
Tháng 11/2019, Quân đội Nga chính thức đưa dự án máy bay chiến đấu tàng h́nh thế hệ 5 Su-57 vào sản xuất hàng loạt. Trong tương lai, chiếc máy bay này sẽ trở thành máy bay chiến đấu mạnh nhất của Không quân Nga. Không quân Algeria công bố ư định mua Su-57 của Nga, nếu hợp đồng này thành công sẽ phá vỡ thế độc quyền của F-35 trên thị trường máy bay chiến đấu thế hệ 5.
Hệ thống pḥng không S-400 của Nga cũng được nhiều nước mua sắm để đối phó với máy bay tàng h́nh. Thương vụ “đ́nh đám” nhất của hệ thống này đó là việc Thổ Nhĩ Kỳ đă bất chấp Mỹ hủy bỏ chương tŕnh máy bay chiến đấu F-35 để tiếp nhận nhận S-400. Tháng 10/2019, một đồng minh khác của Mỹ là Ấn Độ cũng kư thỏa thuận mua 5 hệ thống tên lửa pḥng không S-400 của Nga, hệ thống đầu tiên sẽ được chuyển giao vào năm 2020.
Ngoài việc mua sắm hệ thống tên lửa pḥng không S-400, trong năm nay Ấn Độ cũng đă kư hợp đồng với Nga về việc mua 464 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S, toàn bộ số tăng này sẽ sản xuất và lắp ráp ở Ấn Độ. Ngoài ra, Ấn Độ cũng đă bắt đầu nhận bàn giao 36 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp; các trực thăng AH-64E Apache, trực thăng vận tải CH-47F Chinook mua từ Mỹ cũng đă biên chế cho Không quân.
Vũ khí “đỉnh cấp” nhanh chóng được đưa vào thực chiến
Vũ khí vượt siêu âm là những loại vũ khí “đỉnh cao” trong cuộc cạnh tranh vũ khí giữa Mỹ và Nga, hiện Nga đang là số 1 thế giới trên phương diện này, nhiều vũ khí vượt siêu âm đă xuất hiện trong kho vũ khí của Nga. Điển h́nh là cuối tháng 11/2019, Nga đă hoàn thành các cuộc thử nghiệm tên lửa vượt siêu âm Kinzhal gắn trên máy bay chiến đấu MiG-31 ở Bắc Cực, với tốc độ Mach 10. Tháng 12/2019, Trung đoàn tên lửa siêu vượt thanh Avangard đầu tiên của Nga được đưa vào trực chiến.
Trong lĩnh vực vũ khí laser, cả Mỹ và Nga đều đang phát triển. Kể từ tháng 9/2019, Quân đội Mỹ đă lắp đặt hệ thống vũ khí laser năng lượng thấp Odin trên tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Dewey và lắp đặt hệ thống vũ khí laser năng lượng cao SSL-TM trên tàu vận tải đổ bộ USS Portland. Về phía Nga, Quân đội Nga cũng đă đưa hệ thống vũ khí laser năng lượng cao Peresvet vào trực chiến. Ngoài ra, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia khác cũng đă ra mắt hệ thống vũ khí laser của ḿnh.
Các thiết bị tấn công không người lái được tăng cường khả năng thực chiến, năm nay, Mỹ tăng cường thử nghiệm máy bay tấn công không người lái (UCAV) tàng h́nh XQ-58A Valkyrie. Mục đích là nhanh chóng đưa Valkyrie vào hiệp đồng tác chiến cùng với F-22 và F-35.
Nga cũng đă thử nghiệm thành công UCAV tàng h́nh hạng nặng Hunter B đồng thời tăng cường thử nghiệm phối hợp tác chiến với máy bay chiến đấu tàng h́nh Su-57. Tuy nhiên, UCAV không phải là trọng tâm trong việc phát triển thiết bị không người lái của Nga. Quân đội Nga chú trọng vào việc phát triển các phương tiện không người lái trên mặt đất và nhiều loại robot chiến đấu đă được Nga đưa vào chiến trường Syria để nâng cao khả năng chiến đấu thực tế.
VietBF@ sưu tầm.