Nguy cơ xuất hiện "Syria thứ 2". Đúng vậy. Đó là Libya. Sau khi bị lực lượng quân sự ở miền Đông tấn công, Chính phủ Đoàn kết dân tộc được quốc tế công nhận của Libya đă “cầu viện” Thổ Nhĩ Kỳ. Đáp lại, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố “mọi lựa chọn đều được đặt lên bàn”, bao gồm cả trên bộ, trên không và trên biển để “chi viện” cho Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya.
Khói đạn lại bốc lên đẩy Libya vào giai đoạn mở màn của bất ổn mới. Ảnh: Reuters
Sau cuộc chính biến năm 2011 lật đổ nhà lănh đạo Gadhafi, đất nước Libya tồn tại hai chính quyền đối đầu nhau, một được quốc tế công nhận ở thủ đô Tripoli và một ở miền Đông do Tướng Khalifa Haftar dẫn đầu. Chính phủ ở Tripoli được Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar ủng hộ, trong khi Chính quyền ở miền Đông được Ai Cập và Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE) hỗ trợ và nhận được sự ủng hộ chính trị từ Mỹ, Pháp và Nga.
Căng thẳng leo thang khi ngày 14-12, Quân đội quốc gia Libya trung thành với Tướng Haftar không kích vào căn cứ không quân Misurata, gần thủ đô Tripoli, mở chiến dịch mới đánh thẳng vào đầu năo của Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya. 4 ngày sau, chính quyền ở Tripoli phê chuẩn thỏa thuận hợp tác an ninh và quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ, mở đường cho Ankara có thể ngay lập tức triển khai binh sĩ và khí tài tới Libya một khi được yêu cầu.
Nếu Tổng thống Erdogan quyết định can thiệp quân sự vào Libya, “một Syria thứ hai” nhiều khả năng sẽ xuất hiện ở khu vực Trung Đông - Bắc Phi. Tham vọng chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ đang xung đột lợi ích với các đồng minh NATO và một số nước A-rập trong khu vực. Và Libya có nguy cơ trở thành một mặt trận mới trong cuộc tranh giành ảnh hưởng chiến lược của các cường quốc thế giới và khu vực.
VietBF@ sưu tầm.